Gấu mẹ dẫn hai con ẩn náu ở chỗ ẩm ướt ven sông khi trận cháy rừng lớn nhất trong ṿng 100 năm tàn phá công viên quốc gia Jasper.
Công viên quốc gia Jasper tại Alberta, Canada, đang đối mặt trận cháy rừng lớn nhất thế kỷ. Trong lúc lực lượng cứu hỏa chạy đua khống chế ngọn lửa, giới chức công viên phát hiện một gia đ́nh gấu xám Bắc Mỹ sống sót thần kỳ qua đám cháy khốc liệt. Tính đến đêm 28/7, đám cháy đă lan khắp công viên, thiêu rụi gần 32.000 ha rừng.
"Khi đối mặt với ngọn lửa dữ dội, bản năng sinh tồn phi thường của động vật hoang dă như gấu và nai sừng tấm sẽ dẫn chúng tới nơi an toàn", Công viên quốc gia Jasper ngày 29/7 cho biết trên tài khoản Facebook.
Con gấu xám nằm trên thân cây cháy đen giữa khu rừng đầy tro bụi ở công viên Jasper, Canada, ngày 26/7. Ảnh: Reuters
Họ cho biết gấu mẹ số hiệu 222, vốn được giới chức gắn thiết bị GPS theo dơi, đă t́m ra cách tự cứu ḿnh và hai con trong thời khắc nguy cấp nhất, sau khi cháy rừng bùng lên từ hôm 24/7.
"Chúng vùi ḿnh vào vũng nước cạnh sông Athabasca để vượt qua đám cháy", công viên cho hay. Khi được phát hiện, ba mẹ con nhà gấu vẫn khỏe mạnh và đang t́m quả mọng, cỏ ba lá làm thức ăn.
James McCormick, chuyên gia về cộng sinh giữa người và động vật hoang dă của Parks Canada, cơ quan chính phủ quản lư 48 công viên quốc gia ở Canada, cho hay hỏa hoạn có sức tàn phá rất lớn, nhưng cháy rừng là quá tŕnh tự nhiên mà động vật hoang dă có bản năng ứng phó.
"Chúng tôi hy vọng gia đ́nh gấu sẽ t́m được nơi ở mới", McCormick nói.
H́nh ảnh về đàn gấu được công bố ngày 26/7 cho thấy một con nằm trên thân cây cháy đen, phía sau là khu rừng tro bụi xám xịt. "Tôi cảm nhận được nỗi buồn của lũ gấu, giống như con người, về những ǵ đang xảy ra ở đó", một người b́nh luận.
Các chuyên gia lo ngại dù gấu có thể sống sót, một số loài khác như tuần lộc có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn v́ cháy rừng. Tara Russell, giám đốc chi nhánh Bắc Alberta thuộc tổ chức Hiệp hội công viên và động vật hoang dă Canada, cho hay hai đàn tuần lộc trong công viên Jasper không c̣n nơi nào để đi.
Bà cảnh báo t́nh trạng phá rừng và khai thác mỏ làm mất đi môi trường sống của tuần lộc bên ngoài công viên và có thể làm chậm quá tŕnh phát triển đàn của chúng trong nhiều năm.
Đại diện công viên Jasper cho biết trong 40 năm qua, số lượng tuần lộc ở Alberta và British Columbia đă giảm dần, một số đàn đă biến mất.
Tuy nhiên, công viên không từ bỏ hy vọng số lượng động vật hoang dă sẽ phục hồi. "Giữa đống tro tàn, sự sống luôn t́m được cách trỗi dậy", họ viết thông điệp trên Facebook. "Giống như cư dân Jasper, động vật hoang dă ở đây sẽ phục hồi sau cuộc khủng hoảng này".
VietBF@sưu tập