Trứng vịt lộn kết hợp rau răm giúp âm dương hài ḥa và là bài thuốc quư có tác dụng ấm bụng, dễ tiêu, khử độc hiệu quả.
Trứng vịt lộn là món ăn ưa thích của nhiều người. Ảnh: Bùi Thủy
Theo Đông y, trứng vịt lộn tính hàn, có công dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực. C̣n rau răm vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán hàn, kiện tỳ, ích vị, tiêu thực, trừ thấp, phong thấp, làm gia vị giúp làm ấm, điều ḥa tính lạnh của thức ăn.
Sự kết hợp trứng vịt lộn (tính hàn) kết hợp với rau rau (tính ấm) giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất, làm ấm bụng, dễ tiêu, khử độc. Hơn nữa, trứng vịt lộn cường dương nên ăn kèm rau răm để âm dương hài ḥa, đem lại sự cân bằng cho cơ thể.
Sách dạy nấu ăn ''Ẩm thực tu tri: Sách dạy nấu ăn đủ ba cách Ta - Tàu -Tây'' do Tân dân Thư quán xuất bản năm 1930 cho biết, rau răm giúp trừ các mùi tanh hôi trong thực phẩm như thái nhỏ cho vào các thứ thang (thang gà, thang lươn), trộn lẫn hành cho vào thịt thuôn, cháo cá, canh riêu. Thực tế, trứng vịt lộn nếu không biết cách luộc và ăn dễ bị tanh, thêm chút rau răm giúp món ăn dậy mùi thơm và tṛn vị hơn.
Theo y học hiện đại, trong trứng vịt lộn chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là protein (đạm) và cholesterol xấu. Trong cuốn ''Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam'' của giáo sư Đỗ Tất Lợi, rau răm chứa tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu. Rau răm có tác dụng tiêu đạm, đặc biệt là axit uric để cân bằng, điều ḥa hấp thụ cho cơ thể.
Lưu ư khi ăn trứng vịt lộn
Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: V́ trứng vịt lộn tính hàn lại nhiều protein, lipid, vitamin, photpho, canxi, sắt, kẽm nếu ăn nhiều dễ gây khó tiêu, bụng ́ ạch.
Không ăn nhiều quá: Vịt lộn chứa nhiều cholesterol xấu, nếu ăn nhiều có thể tăng huyết áp và nguy cơ bệnh gout, gan nhiễm mỡ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ăn 1 - 2 quả mỗi ngày với người trưởng thành và 1 - 2 quả mỗi tuần với trẻ em từ 5 tới 12 tuổi.
Rau răm có vị cay, tính ấm, hành khí mạnh v́ thế phụ nữ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều ảnh hưởng tử cung. Những người bị bệnh cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tim mạch cũng hạn chế v́ ăn nhiều dễ gây tắc nghẽn động mạch.
Bí quyết luộc trứng vịt lộn ngon
Chọn trứng vịt lộn ngon với dấu hiệu vỏ hơi thô ráp, cầm nặng tay, lắc nhẹ không nghe thấy tiếng, trứng ấp khoảng 17-20 ngày tuổi. Khi cho vào nước trứng nổi lên. Nên chọn quả vừa phải, nhiều ḷng đỏ son giàu chất bổ. C̣n trứng vịt già là màu xanh sạm, cầm nhẹ tay, lắc trứng thấy kêu ṣng sọc, ăn khô cứng, ít chất hơn.
Nước luộc: B́nh thường, mọi người hay luộc trứng bằng nước lă. Nhiều hàng quán ở TP HCM có bí quyết luộc trứng vịt lộn bằng nước dừa tươi để cho vị ngọt tự nhiên.
Cách luộc: Cho trứng vịt lộn cùng nước dừa vào nồi, thêm chút muối và vài lát gừng đập dập. Ban đầu, khuấy nhẹ cho trứng định h́nh đều khi chín. Khi nước sôi trở lại hạ lửa nhỏ, đậy vung và luộc trứng khoảng 15 - 18 phút là trứng chín. Tắt bếp, đậy vung tiếp tục ủ khoảng 5 phút cho trứng ngậm nước sẽ mọng thơm hơn. Cách luộc này giúp trứng luôn thơm nóng, ngọt nước và mùi dịu.
Cách ăn: Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách ăn khác nhau nhưng đều không thể thiếu rau răm.
Người miền Bắc thường đập trứng vào bát nhỏ, thêm rau răm, gừng thái sợi, có người thêm chút giấm ngâm tỏi. Vị béo ngậy của trứng ḥa với vị cay ấm của rau răm, gừng kích thích vị giác.
Người miền Nam thường đặt trứng lên ly nhỏ (c̣n gọi là cái chung), rồi dùng muỗng nhỏ đập vỏ, múc từng phần ăn dần cùng muối tiêu chanh hoặc một số nơi thêm sốt me, nướng muối ớt.
Ở Tây Nguyên th́ thường cầm trực tiếp quả trứng trên tay, bọc thêm giấy cho đỡ nóng rồi bóc ăn. Dù ăn theo cách nào th́ bộ đôi rau răm đi kèm trứng vịt lộn không thể tách rời nhau, tôn vị và là bài thuốc quư tốt cho cơ thể.
VietBF@sưu tập