Theo như siêu cường số 1 thế giới đã chính thức khởi công đường sắt cao tốc đầu tiên 12 tỷ USD, nhưng phải nhờ công nghệ nước ngoài lại quyết không phải Trung Quốc, khiến siêu cường số 1 thế giới này lần dầu chốt xây đường sắt cao tốc lại được công nghệ nước nào được gọi tên?.
Theo CNBC, Mỹ đã khởi công xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc mới nối Nam California và Las Vegas. Hệ thống Brightline West này sẽ có vận tốc trung bình khoảng 185km/h, có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 321km/h, tương đương vận tốc tàu viên đạn của Nhật Bản và được mệnh danh là tuyến đường sắt cao tốc thực sự đầu tiên ở Mỹ.
Brightline West đặt mục tiêu đi vào hoạt động vào năm 2028, năm Los Angeles đăng cai Thế vận hội mùa Hè. Chuyến tàu sẽ chở hành khách từ Nam California đến Las Vegas trong khoảng 2 giờ, bằng khoảng một nửa thời gian lái xe.
Dự án này dự kiến sẽ có tác động kinh tế hơn 10 tỷ USD và tạo ra hơn 35.000 việc làm ở Nevada và California trong quá trình xây dựng. Dự kiến tuyến đường sắt cao tốc này sẽ vận chuyển 11 triệu hành khách/chiều/năm và giá vé tương đương giá vé máy bay. Tàu sẽ có cả phòng nghỉ, wifi, cung cấp dịch vụ ăn uống…
Phát biểu tại khu vực sẽ là nhà ga đường sắt cao tốc đầu tiên tại phía Nam Las Vegas, Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết: "Chúng ta đã mơ về một đường sắt cao tốc tại Mỹ trong hàng chục năm qua và bây giờ giấc mơ này dần trở thành hiện thực".
Theo Reuters, Chính phủ Mỹ và Nhật Bản mới đây tỏ ý ủng hộ một dự án xây tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Mỹ sử dụng công nghệ Nhật, sau khi lãnh đạo 2 nước gặp nhau hôm 10/4. Ngoài ra, Mỹ đang tìm cách khôi phục dự án đường sắt cao tốc kết nối 2 thành phố Dallas và Houston ở bang Texas.
Dự án đường sắt cao tốc tại Texas dự kiến có chi phí khoảng 25 - 30 tỷ USD và dài 380 km, dự kiến được xây và vận hành bởi Công ty Texas Central Partners và Tập đoàn Đường sắt chở khách quốc gia Mỹ (Amtrak).
Tuyến tàu cao tốc này sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 thành phố xuống còn 90 phút, so với 3 tiếng rưỡi bằng ô tô. Các bên cho vay của Nhật, trong đó có Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã đồng ý cho vay để phát triển tuyến đường sắt dự kiến sử dụng công nghệ tàu cao tốc Shinkansen của Nhật.
Theo đó, Mỹ dự kiến chọn công nghệ tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản thay vì công nghệ tàu cao tốc hiện đại của Trung Quốc hay Đức hoặc Pháp.
Thực tế, công nghệ HSR (Shinkansen) rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Hệ thống tàu cao tốc của Nhật Bản được kết hợp bởi phần cứng và hệ thống phần mềm, bao gồm đường ray xe lửa tốc độ cao được thiết kế đặc biệt, hệ thống điều khiển tàu tự động (ATC) và quản lý lịch trình tàu tự động, để đảm bảo tàu chạy đúng giờ.
Sự kết hợp cẩn thận giữa phần cứng và phần mềm cho phép thiết bị này - kết hợp với các kỹ năng kỹ thuật tinh xảo của người vận hành - kiểm soát tàu đến từng giây và đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy trong quá trình vận hành. Do đó, hệ thống này giúp tàu có thể chạy với khoảng cách rất hẹp, không bị chậm trễ theo lịch trình, trung bình thời gian chạy tàu chưa đến một phút.
Công nghệ HSR (Shinkansen) của Nhật Bản có tỷ lệ an toàn tuyệt đối nhờ đường ray Shinkansen được xây dựng chuyên dụng cho tàu tốc độ cao. Cùng với đó, một hệ thống điều khiển tàu tự động - gọi tắt là ATC - được thiết kế tối ưu nhằm căn chỉnh tốc độ của tàu nhằm duy trì khoảng cách an toàn với tàu phía trước, đồng thời cảnh báo sớm các địa chấn.
Ngoài ra, sự phát triển của Shinkansen có sự đổi mới không ngừng về công nghệ, điển hình nhất là sự thay đổi thiết kế bên ngoài. Việc thay đổi hình dạng thân tàu giúp giảm sức cản của không khí, còn có các vấn đề khác như giảm áp suất khí quyển trong các đoạn đường hầm, biện pháp khắc chế sự run lắc của phần đuôi, môi trường điều khiển của nhân viên lái tàu phải có được sự đảm bảo về tầm nhìn bao quát…, do đó hình dáng đặc trưng “mũi dài” của Shinkansen được hình thành.