Sau khi giết người cướp của, Fukuda không ngừng phẫu thuật thẩm mỹ để trốn tránh pháp luật. Nữ sát nhân được gọi tên là "người phụ nữ có 7 khuôn mặt".
Trong lịch sử, rất nhiều tội phạm khét tiếng từng phẫu thuật thẩm mỹ nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng vẫn bị phát hiện bởi các hành động bất thường, thói quen khó bỏ và khuôn mặt dù chỉnh sửa như thế nào vẫn có nét gợi nhớ tới h́nh ảnh trước đây.
Nữ sát nhân có 7 khuôn mặt
Một trong những sát nhân ngoài ṿng pháp luật lâu nhất nhờ phẫu thuật thẩm mỹ là Kazuko Fukuda. Người phụ nữ này sinh năm 1948 tại Matsuyama (Nhật Bản) trong một gia đ́nh phức tạp khi mẹ điều hành đường dây mại dâm. Bản thân Fukuda cũng phải vào tù từ năm 18 tuổi do trộm cắp.
Tới năm 1982, khi 34 tuổi và có 4 người con, Fukuda tiếp tục lún sâu vào con đường tội ác. Cô ta bóp cổ chết nữ tiếp viên làm cùng tại quán rượu. Sau đó, kẻ giết người đă lấy tiền mặt và đồ đạc của nạn nhân, tổng cộng khoảng 64.000 USD, để trả nợ.
Theo Tokyo Reporter, Fukuda phẫu thuật thẩm mỹ mắt và mũi tại một bệnh viện ở Tokyo và không ngừng thay đổi nhân dạng. Truyền thông sau này gọi nữ sát nhân là “người phụ nữ có 7 khuôn mặt”.
Trong gần 15 năm sau đó, Fukuda t́m mọi cách sống ẩn ḿnh khi cảnh sát không ngừng truy nă cô ta. Dù Fukuda đă chỉnh sửa khá nhiều nhưng vẫn có một vài người nhận ra và tŕnh báo chính quyền. Tuy nhiên, cô ta t́m được cách trốn thoát.
Đến năm 1996, khi chỉ c̣n 1 năm sẽ hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm h́nh sự Fukuda, cảnh sát quyết định treo tiền thưởng cho ai có thông tin về cô ta. Bệnh viện ở Tokyo cũng làm theo v́ muốn chứng minh đă phẫu thuật cho người phụ nữ này mà không hay biết đó là kẻ thủ ác. Hăng viễn thông thậm chí phát hành thẻ điện thoại in h́nh của Fukuda.
Cuối cùng, ngày 29/7/1996, cảnh sát bắt được Fukuda sau lời tố giác của một khách tại nhà hàng lẩu ở thành phố Fukui. Tháng 5/1999, cô ta bị tuyên án chung thân, sau đó qua đời tại nhà tù vào năm 2005 do đột quỵ.
Phẫu thuật thẩm mỹ không thể che đậy măi măi
Công nghệ nhận diện khuôn mặt hoạt động bằng cách biến khuôn mặt của từng cá nhân thành chuỗi điểm dữ liệu và so sánh với thông tin sinh trắc học được lưu trữ.
Hầu hết phẫu thuật thẩm mỹ đều tập trung vào đặc điểm bề ngoài chứ không thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Do đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt vẫn đạt hiệu quả cao.
Tất nhiên vẫn có các trường hợp ngoại lệ khi tội phạm sửa cấu trúc mặt, phải phẫu thuật nhiều lần trong thời gian dài. Quá tŕnh này đ̣i hỏi chi phí lớn, phục hồi lâu cũng như chế độ dùng thuốc và hỗ trợ chăm sóc hậu phẫu.
Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát vẫn có nghiệp vụ riêng để t́m ra tội phạm như nhận diện giọng nói, mống mắt hay dựa vào thói quen, sở thích, tính xấu khó bỏ của kẻ ác.
Trùm ma túy Chupeta (người Colombia) đă gọt cả xương hàm, g̣ má, chỉnh sửa mắt, miệng, tai, mũi, thậm chí hối lộ các quan chức để xóa dấu vân tay, h́nh ảnh của ḿnh. Hắn ta chỉ rời khỏi nhà vào ban đêm để tới nơi phẫu thuật, cải trang khi ra ngoài.
Nhưng cuối cùng, Chupeta đă bị cảnh sát bắt với sự hỗ trợ của công nghệ nhận dạng giọng nói.
Một tội phạm khác phẫu thuật thẩm mỹ cũng nhanh chóng sa lưới là Kaitlin Armstrong - nữ huấn luyện viên yoga người Mỹ. V́ ghen tuông, Armstrong bắn chết t́nh địch vào tháng 5/2022. Sau đó, theo CBS, người phụ nữ này lên máy bay bỏ trốn sang Costa Rica với tên giả, cắt, nhuộm tóc sau đó làm mũi. Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau, cảnh sát tóm giữ được nữ hung thử nhờ lần theo sở thích tập yoga cũng như ánh mắt không thể thay đổi của Armstrong.