Theo RT, vụ tấn công đă khiến khoảng 90 quân nhân Ukraine thiệt mạng. Quân đội Nga cho biết trong số này "có cả sĩ quan ở vị trí lănh đạo".
Nga phá sở chỉ huy Ukraine, chặn tiếp ứng cho quân Kiev ở Kursk
Cập nhật về t́nh h́nh tỉnh Kursk của Nga, hăng tin RT (Nga) ngày 20/8 đưa tin, quân đội Nga vừa tiến hành một cuộc không kích trong đêm nhắm vào sở chỉ huy Ukraine ở vùng Sumy – một địa điểm đóng vai tṛ thiết yếu đối với hoạt động hậu cần của Kiev trong chiến dịch tấn công Kursk.
Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố cuộc tấn công của Nga đă đánh sập sở chỉ huy của Ukraine, đồng thời công bối đoạn video ghi lại thời khắc mục tiêu bị phá hủy.
Quân đội Nga cho biết, tiêm kích – bom Su-34 đă ném bom lượn xuống sở chỉ huy của Lữ đoàn cơ giới số 47 Ukraine.
Theo RT, h́nh ảnh quay từ trên không cho thấy cảnh quan thành phố tối tăm với một ngă tư đường (RT xác định là giữa thành phố Glukhov, cách biên giới Nga khoảng 15km). Sau đó, vụ nổ lớn bùng lên từ một trong các ṭa nhà, và vụ nổ thứ cấp xảy ra ngay sau đó.
Quân đội Nga thông báo, địa điểm này được Lữ đoàn cơ giới 47 Ukraine dùng làm sở chỉ huy và kho đạn dược. Các quân nhân Ukraine, "bao gồm cả sĩ quan ở vị trí lănh đạo" đă thiệt mạng trong cuộc không kích.
Bộ Quốc pḥng Nga không đưa ra ước tính cụ thể thương vong của Ukraine, nhưng RT dẫn một số báo cáo cho biết, có khoảng 90 quân nhân, trong đó có 30 người "có cấp bậc cao hơn trong chuỗi chỉ huy" so với binh lính thông thường.
Kiev gặp khó tại Kursk khi Mỹ chặn đồng minh "cởi trói" vũ khí tử thần
Theo RT, Sumy giáp với tỉnh Kursk. Do đó, việc tấn công vào các cơ sở của Kiev tại đây sẽ làm suy yếu hoạt động hậu cần tiếp ứng cho quân Ukraine tấn công Kursk.
Nhiều quan chức phương Tây quen thuộc với các nguồn tin t́nh báo cho biết, Ukraine rất khó có thể duy tŕ các vùng lănh thổ đă chiếm giữ tại Kursk trong thời gian dài, bất chấp việc Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 20/8 tuyên bố, lực lượng Ukraine đang kiểm soát khoảng 1.263 km2 lănh thổ Nga ở Kursk và 93 khu định cư của tỉnh này.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang liên tục yêu cầu phương Tây cho phép tấn công các mục tiêu của Nga bằng tên lửa tầm xa của Anh và Mỹ.
Tên lửa ATACMS của Mỹ khai hỏa. Ảnh: CNN
Theo tờ The Times (Anh), trong tuần trước, nghị sĩ Ukraine Solomiia Bobrovska vừa trở về từ Washington – nơi bà đại diện cho ủy ban quốc pḥng và an ninh quốc hội Ukraine tới "gây sức ép" với các thượng nghị sĩ, cùng đại biểu Quốc hội Mỹ để họ cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS.
Tuy nhiên, kết quả không mấy khả quan cho Kiev. The Times cho biết, trên thực tế, Mỹ đang ngăn cản cả Anh cho phép Kiev bắn tên lửa Storm (do Anh-Pháp liên doanh sản xuất) vào lănh thổ Nga.
Để "bật đèn xanh" cho Kiev, Anh cần được Washington chấp thuận. Một nguồn tin trong chính phủ Anh cho biết, yêu cầu dă được gửi tới hệ thống phê duyệt của Washington hơn 1 tháng trước, và các quan chức Anh vẫn đang chờ đợi. Họ biết chủ đề này đang "mắc kẹt trong hệ thống".
Nguồn tin thứ hai trong chính phủ Anh nói rằng "cuộc thảo luận xung quanh tên lửa Storm Shadow vẫn đang được tiến hành với các đồng minh". Và nguồn tin thứ ba mô tả đó là "quy tŕnh xét duyệt thường lệ của Mỹ".
Theo The Times, Anh muốn trao cho Ukraine "quyền tự do làm bất cứ điều ǵ họ muốn với vũ khí tầm xa, nhưng điều này đ̣i hỏi sự đồng thuận từ các đồng minh, bao gồm Mỹ, Pháp và một quốc gia thứ ba (không được tiết lộ).
"Không có thay đổi nào trong lập trường của Anh. Chúng tôi cung cấp viện trợ quân sự để hỗ trợ quyền tự vệ rơ ràng của Ukraine trước các cuộc tấn công bất hợp pháp của Nga theo luật nhân đạo quốc tế. Chúng tôi khẳng định rằng thiết bị do Anh cung cấp là để bảo vệ Ukraine" – Bộ Quốc pḥng Anh nhấn mạnh.
Một nguồn tin chính phủ Anh nhấn mạnh rằng, London không đổ lỗi cho Mỹ về bất cứ sự chậm trễ nào bởi họ hiểu rằng những thay đổi như vậy trong chính sách cần có thời gian.
Tờ Telegraph (Anh) gọi tên lửa Storm Shadow là một trong những "vũ khí hủy diệt mạnh nhất" của Ukraine hiện nay, với tầm bắn tối đa lên tới 550km. Nó có thể được sử dụng để tấn công các căn cứ quân sự nằm sâu bên trong lănh thổ Nga – những nơi đóng vai tṛ quan trọng đối với chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
Trong cuộc họp vào thứ Năm tuần trước (15/8), Phó phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sabrina Singh thừa nhận, Washington đang "lo ngại về sự leo thang" khi đề cập tới việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa.
Bà Singh đồng thời cho rằng, các loại vũ khí tầm xa không hẳn cần thiết để Ukraine giải phóng lănh thổ.
Trong cuộc phỏng vấn với Times Radio (nội dung đầy đủ dự kiến phát sóng vào Chủ Nhật này), ông Matthew Palmer – Đại biện lâm thời của Mỹ tại Anh đă lưu ư rằng, các điều khoản mà trong đó vũ khí Anh có thể được Ukraine sử dụng "là vấn đề của London và Kyiv".
"Tôi sẽ không chen ḿnh vào cuộc trao đổi đó" – Ông Palmer nói.
Một giả thuyết được quân đội Anh đưa ra là Mỹ có thể đang chờ đánh giá tác động/hậu quả từ việc Ukraine tấn công tỉnh Kursk của Nga trước khi đưa ra quyết định.
Trong khi đó, một quan chức Mỹ nói với CNN rằng, không hẳn v́ lo sợ nguy cơ leo thang, mà v́ Mỹ chỉ có nguồn cung cấp hạn chế tên lửa tầm xa cho Ukraine. Washington cho rằng, những tên lửa này dùng trong các cuộc tấn công vào Crimea "sẽ tốt hơn".
Colby Badhwar – một nhà phân tích quân sự độc lập nói với The Times: "Chính quyền Biden vẫn duy tŕ chính sách không cho Ukraine sử dụng hỏa lực tầm xa để tấn công sâu vào Nga; một lệnh cấm không chỉ áp dụng cho tên lửa ATACMS của Mỹ mà c̣n cả Storm Shadow của Anh".
Mặc dù Ukraine không được phép sử dụng Storm Shadow để bắn vào các mục tiêu bên trong nước Nga, nhưng họ được phép sử dụng các loại vũ khí khác của phương Tây. Một ví dụ rơ ràng là xe tăng Challenger 2 của Anh đă được phát hiện ở khu vực Kursk.
Một số nhà phân tích khác lại cho rằng, Washington đang lo ngại về đ̣n đáp trả của Nga đối với cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk.
Hôm 15/8, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết, Mỹ "đang theo dơi chặt chẽ các hoạt động di chuyển của quân đội Nga" trước nguy cơ Moscow phát động trả đũa Ukraine. Ông Kirby đồng thời thừa nhận, Mỹ chưa thể đoán được Nga sẽ đáp trả như thế nào.
VietBF@ Sưu tập