Nga “vỡ mộng” với đồng nhân dân tệ?
Cao Lực | 08/09/2024
Sau bị khi Mỹ và đồng minh trừng phạt v́ chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga quay lưng với đồng USD và đồng euro trong các giao dịch quốc tế để dựa nhiều hơn vào đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Thương mại Nga-Trung cũng gia tăng khi Moscow bị loại khỏi thị trường phương Tây cũng như hệ thống tài chính quốc tế.
Đến tháng 6 năm nay, đồng nhân dân tệ chiếm 99,6% thị trường ngoại hối Nga, Bloomberg dẫn số liệu Ngân hàng Trung ương Nga cho biết.
Các ngân hàng thương mại Nga thời gian qua cũng tăng cường cho doanh nghiệp vay bằng các khoản vay nhân dân tệ.
Theo Reuters, việc phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ đang phản tác dụng khi các ngân hàng hàng đầu của Nga cạn kiệt đồng tiền Trung Quốc.
T́nh trạng trên xảy ra sau khi Mỹ mở rộng định nghĩa về ngành công nghiệp quân sự Nga vào đầu năm nay, qua đó mở rộng phạm vi trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc làm ăn với Moscow.
Động thái của Mỹ khiến ngân hàng Trung Quốc e ngại trong việc chuyển nhân dân tệ cho đối tác Nga khi thực hiện các khoản thanh toán ngoại thương, dẫn đến việc giao dịch rơi vào t́nh trạng lấp lửng trong nhiều tháng.
Nga “vỡ mộng” với đồng nhân dân tệ?- Ảnh 1.
Ngân hàng Trung ương Nga kêu gọi ngân hàng trong nước hạn chế cho doanh nghiệp vay bằng các khoản vay nhân dân tệ. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh thanh khoản nhân dân tệ từ Trung Quốc ngày càng cạn kiệt, công ty Nga quay sang ngân hàng trung ương để t́m kiếm đồng nhân dân tệ thông qua hệ thống hoán đổi tiền tệ.
Vào đầu tháng này, các ngân hàng Nga đă huy động được số tiền kỷ lục 35 tỉ nhân dân tệ từ Ngân hàng Trung ương Nga thông qua các giao dịch hoán đổi, Reuters cho biết.
Họ kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nga có thể hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nga ngày 6-9 khiến hy vọng này bị dập tắt khi kêu gọi các ngân hàng hạn chế cho doanh nghiệp vay bằng các khoản vay nhân dân tệ.
Nga “vỡ mộng” với đồng nhân dân tệ? - Ảnh 2.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng khẳng định trong một báo cáo rằng giao dịch hoán đổi chỉ nhằm ổn định thị trường tiền tệ nội địa trong ngắn hạn, chứ không không phải là giải pháp dài hạn, theo Bloomberg.
Ngân hàng trung ương Nga c̣n công bố một cuộc khảo sát cho thấy 25% công ty xuất khẩu nước này gặp rắc rối khi giao dịch với đối tác nước ngoài.
Những rắc rối này bao gồm các khoản thanh toán bị chặn hoặc bị trả lại, kể cả khi họ giao dịch ở các nước được Moscow mô tả là "thân thiện".
Khảo sát c̣n cho biết khoảng 50% công ty xuất khẩu Nga cho biết vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong quư II so với quư I của năm 2024.
|