Theo như tham gia Hội nghị Đông Á, có 18 nước, bao gồm 10 nước ASEAN và các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ và New Zealand, nhưng lại có quan chức xin ẩn danh này, dự thảo tuyên bố liên quan đến Biển Đông đă đạt được sự đồng thuận của 10 quốc gia ASEAN, và đă được tŕnh lên cuộc họp của Hội nghị cấp cao Đông Á, tối 10/10. Trong khi đó Nga và Trung Quốc đă ngăn chặn đưa vào vấn đề căng thẳng tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken họp báo bên lề Hội nghị cấp cao Đông Nam Á, Vientian, Lào ngày 11/10/2024. AP - Dita Alangkara
Một giới chức Mỹ hôm qua, 12/10/2024, cho biết Nga và Trung Quốc đă ngăn chặn đưa vào vấn đề căng thẳng tại Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Đông Á EAS, họp tại Lào. Nội dung về Biển Đông trước đó đă được các nước Đông Nam Á đề xuất.
Theo quan chức xin ẩn danh này, dự thảo tuyên bố liên quan đến Biển Đông đă đạt được sự đồng thuận của 10 quốc gia ASEAN, và đă được tŕnh lên cuộc họp của Hội nghị cấp cao Đông Á, tối 10/10. Tham gia Hội nghị Đông Á, có 18 nước, bao gồm 10 nước ASEAN và các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ và New Zealand.
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, trong cuộc họp báo ở Vientiane hôm thứ Sáu 11/10, cho biết tuyên bố chung đă không được thông qua v́ “những nỗ lực liên tục của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand nhằm biến văn bản này thành một tuyên bố hoàn toàn mang tính chính trị”. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đă không trả lời ngay lập tức đề nghị b́nh luận.
Vị quan chức nói trên cho biết các nước ASEAN đă cân nhắc về dự thảo này, và “chắc chắn không có ngôn từ nào đi sâu vào bản chất của bất kỳ bế tắc cụ thể nào, không có ngôn ngữ nào thiên vị bất kỳ bên yêu sách nào so với bên kia”. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ ủng hộ dự thảo tuyên bố chung về Biển Đông.
Reuters nhắc lại, Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, trong thời gian gần đây liên tục gia tăng áp lực lên các bên tranh chấp, đặc biệt là Philippines. Từ nhiều năm nay, ASEAN và Trung Quốc đàm phán về một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) để quản lư các tranh chấp, tránh xung đột bùng phát, duy tŕ ḥa b́nh.