Theo như có câu hỏi đặt ra không phải là cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hay phó tổng thống Kamala Harris, ai là người phù hợp với Trung Quốc mà là ứng viên nào là tệ nhất cho Bắc Kinh , sau khi chỉ c̣n chưa đến 3 tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ và Trung Quốc đang theo dơi sát cuộc chiến dịch vận động tranh cử này.
Ảnh minh họa ứng viên đảng Cộng Ḥa Donald Trump (P) và ứng viên đảng Dân Chủ Kamala Harris, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. REUTERS - Marco Bello
Bắc Kinh lo ngại cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể làm leo thang chiến tranh thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, nếu Kamala Harris đắc cử, th́ bà sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao tấn công của Joe Biden trong hồ sơ Đài Loan.
Theo nhận định của Le Monde, kiềm hăm, cản trở đà tiến của Trung Quốc cho đến nay vẫn là một trong những chủ đề hiếm hoi mà chính quyền Mỹ dưới các thời tổng thống khác nhau vẫn có thể duy tŕ cùng một đường lối. Tổng thống Joe Biden đă duy tŕ hầu hết các loại thuế quan nhắm vào Trung Quốc mà Donald Trump đă ban bố trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Bắc Kinh, Vương Đông (Wang Dong) cho rằng đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ của Mỹ đấu tranh với nhau về tất cả, trừ chủ đề Trung Quốc, và đó dường như là sự đồng thuận duy nhất ở Quốc Hội Mỹ.
Hai cách tiếp cận vấn đề khác nhau
Đối với một số người, Donald Trump sẽ là thách thức lớn nhất : Kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn mà Donald Trump th́ đang dọa áp thuế quan 60% đối với mọi hàng hóa của Trung Quốc. GDP và hậu quả là Trung Quốc có thể bị tác động nhiều hơn nữa trong vấn đề thất nghiệp.
Ngay từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, vây quanh ông đă là những « siêu diều hâu » luôn bị ám ảnh về mối đe dọa từ Trung Quốc. Và trên hết, tính cách thất thường của ông Trump là yếu tố khó lường cho Bắc Kinh. Sự khó đoán định của Trump sẽ đặt Bắc Kinh vào thế thủ.
Trái lại, ngay cả khi áp thuế 100% đối với xe ô tô chạy bằng điện của Trung Quốc và ra sức cản trở Trung Quốc bắt kịp công nghệ, nhất là về chip điện tử, chính quyền Biden vẫn hợp tác với Trung Quốc để khôi phục liên lạc và ngăn ngừa nguy cơ mọi chuyện vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Điều này được trông thấy qua việc ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đă có nhiều cuộc gặp tại Vienna, Bangkok, Malta, Washington và Bắc Kinh những tháng qua.
Hiện tại, Bắc Kinh vẫn phải t́m những cá nhân có thể đóng vai tṛ là đầu mối kết nối. Về phe Trump, nếu đầu mối đó là tỉ phú Elon Musk, th́ về phe Dân chủ, Tim Walz là người được Bắc Kinh để mắt đến. Vị thống đốc đương nhiệm của bang Minnesota, từng đến Trung Quốc dạy tiếng Anh và lịch sử Mỹ tại một trường trung học hồi năm 1989, hồi tưởng là ông chưa từng được đối xử tốt như khi đến Trung Quốc.
Dẫu vậy, theo chuyên gia Vương Huy Diệu, thuộc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, Bắc Kinh cũng không ảo tưởng nhiều, bởi v́ sự đồng thuận của lưỡng đảng về hồ sơ Trung Quốc đă mang tính hệ thống. Hai thời tổng thống Mỹ gần đây nhất, dù là Donald Trump hay Joe Biden, đều chỉ tiếp cận mối quan hệ với Trung Quốc theo góc độ hoàn toàn cạnh tranh.