Tác giả nghiên cứu cho rằng kết quả của ḿnh sẽ gây ra nhiều tranh căi.
Trong phần lớn thế kỷ 20, khảo sát tại các nước phát triển cho thấy tuổi thọ trung b́nh của con người lại tăng thêm 3 đơn vị sau mỗi thập niên. Mức tăng này cho phép những người sinh vào thế kỷ 21 sống thọ hơn khoảng 30 năm so với người sinh vào năm 1900, giúp họ có thể ăn mừng sinh nhật lần thứ 80.
Hiện tượng này được y học gọi là kéo dài tuổi thọ cấp tiến, và con người sở hữu nó nhờ những tiến bộ trong y học và chăm sóc sức khỏe. Nhiều nhà khoa học cũng như đại bộ phận dân chúng cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục, thậm chí sẽ giúp con người trường sinh.
Tuy nhiên, một số người khác dự đoán rằng tuổi thọ cũng có mức trần tự nhiên - một giới hạn đang tới ngày một gần, trong khi tuổi thọ trung b́nh của người dân những quốc gia sống lâu nhất thế giới đă vượt ngưỡng 100.
Một cặp người cao tuổi đi dạo trên đường phố Tokyo - Ảnh: Yoshio Tsunoda/AFLO/Alamy Live News.
Trong một nghiên cứu mới về vấn đề vẫn đang được tranh căi gay gắt này, các nhà khoa học khẳng định con người đă đạt tới giới hạn trên của tuổi thọ. Dù những tiến bộ y học được thiết kế để kéo dài tuổi thọ vẫn tiếp tục xuất hiện, phát hiện mới cho thấy trong 3 thập kỷ qua, tốc độ tăng tuổi thọ trung b́nh của người dân ở các quốc gia có tuổi thọ cao nhất đang dần chậm lại.
Cho tới nay, khoa học vẫn chưa hiểu rơ, mà cũng chưa t́m ra cách làm chậm quá tŕnh lăo hóa, bao gồm yếu dần đi, mất trí nhớ, bệnh tim mạch, mất chức năng giác quan. Tiếp tục nói về vấn đề này, giáo sư S. Jay Olshansky công tác tại Đại học Illinois cho hay: “ Cơ thể con người không hoạt động hiệu quả khi ta đẩy nó vượt giới hạn bảo hành ”.
Chủ biên của báo cáo khoa học mới nói thêm: “ Việc sống lâu hơn giống với tṛ chơi gơ chuột chũi vậy. Mỗi con chuột đại diện cho một thứ bệnh, và người ta sống càng lâu, số chuột trồi lên càng nhiều, và tốc độ xuất hiện càng cao ”.
Hồi năm 1990, chính ông Olshansky cũng đă xuất bản một nghiên cứu về chủ đề lăo hóa, báo cáo dự đoán về tốc độ tăng mức trần tuổi thọ sẽ giảm, dù y học ngày một phát triển. Theo nhận định của ông tại thời điểm đó, chỉ có một khả năng rất thấp mức trần của tuổi thọ con người vượt ngưỡng 85.
Báo cáo vấp phải nhiều hoài nghi, bởi lẽ niềm tin phổ biến vẫn cho rằng mức trần này c̣n phải tăng cao nữa. Olshansky kiên nhẫn chờ đợi dữ liệu, và sau 34 năm nghiên cứu, ông cho rằng ḿnh đă đủ bằng chứng khẳng định điều này.
Olshansky và cộng sự đă thực hiện một cách tiếp cận đơn giản: họ xem xét các thay đổi quan sát được trong tỷ lệ tử vong và tuổi thọ từ năm 1990 đến 2019 tại tám quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Ư, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Tây Ban Nha, cùng với Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc). Nhóm phát hiện rằng tốc độ cải thiện tuổi thọ đă chậm lại ở hầu hết các nơi này, và thực tế là đă giảm ở Mỹ.
Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là ngoại lệ. Ông Olshansky cho biết, trong 25 năm trở lại đây, tỷ lệ sống lâu tại hai khu vực này đă được cải thiện nhanh chóng. Dù vậy, tại Hồng Kông (Trung Quốc), nơi có dân số sống thọ nhất thế giới, các nhà nghiên cứu đă phát hiện rằng chỉ 12,8% trẻ em gái và 4,4% trẻ em trai sinh ra vào năm 2019 được kỳ vọng sống đến 100 tuổi.
Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể tại Mỹ, với chỉ 3,1% trẻ em gái và 1,3% trẻ em trai được kỳ vọng sẽ sống đến 100 tuổi.
Tốc độ cải thiện tuổi thọ phải chạm tới đường đứt đoạn th́ mới thỏa măn điều kiện kéo dài tuổi thọ cấp tiến. Trong biểu đồ, chỉ có Hồng Kông (Trung Quốc) và Hàn Quốc đủ điều kiện, cho thấy tốc độ cải thiện "mức trần" của tuổi thọ đă chậm lại - Ảnh cắt ra từ nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature.
Như một bài thử để xem tương lai nhân loại trông ra sao, Olshansky và các đồng nghiệp của ông cũng tính toán rằng tuổi thọ sẽ trông như thế nào nếu tốc độ kéo dài tuổi thọ cấp tiến của nhân loại tiếp tục được duy tŕ.
Nếu điều đó xảy ra, th́ 6% phụ nữ Nhật Bản sẽ sống đến tuổi 150, và cứ năm phụ nữ Nhật sẽ một người sống qua tuổi 120. “Chúng tôi đă không gọi những kịch bản đó là ‘lố bịch’ trong bài báo của ḿnh, nhưng chúng tôi hy vọng mọi người sẽ tự đi đến kết luận đó,” Olshansky cho biết.
Theo lời nhận định của nhà sinh học, nhà di truyền học Jan Vijg công tác tại Đại học Dược Albert Einstein, th́ báo cáo và kết luận này “hoàn toàn thuyết phục”. Ông cho rằng “không thực sự có bằng chứng nào cho thấy khả năng sống sót tới 100 tuổi sẽ sớm thành thực tế”.
Một số nghiên cứu trước đây cũng đă đi tới kết luận tương tự, rằng tuổi thọ con người đă chạm trần. Tuy nhiên, Olshansky cho rằng kết quả họ mới công bố sẽ gây ra thêm nhiều tranh căi.
VietBF@ Sưu tập