Một người đàn ông Mỹ đă ngừng tim và được tuyên bố là chết năo bất ngờ tỉnh lại trong quá tŕnh bác sĩ phẫu thuật lấy nội tạng của anh để hiến tặng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Theo truyền thông địa phương, trường hợp hy hữu này liên quan tới một người đàn ông có tên Anthony Thomas “TJ” Hoover II và vụ việc đang được cơ quan chức năng bang Kentucky cũng như liên bang điều tra.
Chị gái của Hoover, bà Donna Rhorer, kể lại rằng Hoover được đưa đến bệnh viện Baptist Health ở Richmond, Kentucky, vào tháng 10/2021 v́ dùng thuốc quá liều.
Các bác sĩ nói với Rhorer rằng Hoover không có phản xạ hoặc hoạt động năo, và cuối cùng họ quyết định rút máy hỗ trợ sự sống cho anh.
Sau đó, các nhân viên tại Baptist thông báo với Rhorer và gia đ́nh cô rằng Hoover từng đăng kư hiến tặng nội tạng. Để tôn trọng mong muốn của Hoover, bệnh viện đă kiểm tra xem cơ quan nội tạng nào của anh có thể hiến tặng được và thậm chí c̣n tổ chức một buổi lễ vinh danh anh.
Khoảng một giờ sau khi Hoover được đưa vào pḥng phẫu thuật để lấy nội tạng, một bác sĩ bước ra và giải thích rằng Hoover “chưa sẵn sàng”. Theo đó, Hoover đă tỉnh lại.
Rhorer đưa em trai về nhà và chăm sóc, mặc dù Hoover có thể không sống được lâu nữa. Bà đă chăm sóc Hoover trong ba năm qua.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng chỉ đến tháng 1 năm nay Rhorer mới nắm được đầy đủ chi tiết về ca phẫu thuật của em trai ḿnh, do bệnh viện Baptist và Chi nhánh Hiến tạng Kentucky (Koda) thực hiện.
Khi đó, một cựu nhân viên của Koda liên lạc với bà, trước khi gửi thư cho ủy ban quốc hội đă tổ chức phiên điều trần vào tháng 9 về việc xem xét kỹ lưỡng các tổ chức cung cấp nội tạng hiến tặng. Tác giả của lá thư cho biết bản thân thấy Hoover bắt đầu "vật lộn" trên bàn phẫu thuật và khóc.
Phản hồi về vấn đề này, bệnh viện Baptist khẳng định sự an toàn của bệnh nhân là ưu tiên cao nhất của họ. Bệnh viện nêu rơ: "Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với bệnh nhân và gia đ́nh của họ để đảm bảo nguyện vọng hiến tặng nội tạng của bệnh nhân được thực hiện”.
Koda cũng ra tuyên bố riêng khẳng định rằng trường hợp của Hoover "chưa được tŕnh bày chính xác", và tổ chức này chưa bao giờ thu thập nội tạng từ bệnh nhân c̣n sống cũng như không ai làm việc tại đây từng bị ép buộc phải hành động như vậy.
Có ư kiến lo ngại rằng sự chú ư của giới truyền thông đối với trường hợp của Hoover có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống ghép tạng tại Mỹ với danh sách chờ hơn 100.000 người.
Một giáo sư về đạo đức y khoa chia sẻ với đài NPR rằng trường hợp như của Hoover là sự việc xảy ra một lần và hy vọng có thể t́m ra nguyên nhân đồng thời ngăn chặn tái diễn.
Tuy nhiên, cô Rhorer đă bảo vệ quyết định công khai câu chuyện của Hoover, và nói rằng điều này có thể giúp gia đ́nh khác có thêm can đảm để lên tiếng.