Mức độ tham gia chính trị công khai của Elon Musk là bất thường đối với giám đốc điều hành của một công ty đại chúng như Tesla.
Trong ba năm qua, Elon Musk đă tiến hành hàng chục cuộc gặp với các tổng thống, thủ tướng, nhà lập pháp, quan chức chính phủ và ứng cử viên chính trị từ khắp nơi trên thế giới.
Một số cuộc gặp này đă được công khai rộng răi, chẳng hạn như chuyến thăm Israel của ông với Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Một số cuộc gặp khác, chẳng hạn như cuộc tṛ chuyện gần đây với Tổng thống Argentina Javier Milei, thế giới chỉ thoáng thấy qua các bài đăng trên mạng xă hội của tỷ phú này.
Theo bài đánh giá của CNN về các cuộc họp, cuộc họp video và cuộc tṛ chuyện của Musk với các nhân vật chính trị trên khắp thế giới kể từ tháng 8/2021, các chủ đề tṛ chuyện được biết đến bao gồm từ các cơ hội kinh doanh cho các công ty của Musk đến các cuộc bầu cử và các vấn đề chính sách như thương mại, năng lượng, giáo dục và quản lư dân số.
Mặc dù một số mối quan hệ của ông với các nhà lănh đạo đó đă có từ lâu, nhưng trong thời gian đó, Musk đă chuyển từ một trong những doanh nhân giàu có và có ảnh hưởng nhất thế giới thành một nhân vật ngày càng quyền lực trong các vấn đề toàn cầu.
Tổng hợp lại, các cuộc họp cho thấy Musk đă được săn đón không chỉ v́ các công ty và hầu bao rủng rỉnh mà c̣n v́ khả năng tác động đến tiến tŕnh chiến tranh thông qua dịch vụ vệ tinh Starlink của ḿnh; quan điểm của ông về trí tuệ nhân tạo, làn sóng phát triển công nghệ lớn tiếp theo; và vai tṛ của ông trong việc tác động đến dư luận thông qua nền tảng X.
Hôm thứ sáu, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Musk đă liên lạc thường xuyên với Tổng thống Nga Vladimir Putin và các quan chức chính phủ Nga khác, nội dung tṛ chuyện bao gồm cả về Starlink, kể từ cuối năm 2022.
CNN chưa xác nhận độc lập các cuộc tṛ chuyện nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với CNN rằng báo cáo này là "hoàn toàn sai sự thật". Ông cho biết Musk và ông Putin chỉ từng nói chuyện một lần, đồng thời nói thêm rằng cuộc tṛ chuyện diễn ra qua điện thoại và diễn ra trước năm 2022. Luật sư của Musk đă không trả lời yêu cầu b́nh luận.
Đối với Musk, các cuộc tṛ chuyện với các nhà lănh đạo thế giới là một ṿng tuần hoàn tốt: Sáu công ty lớn mà ông sở hữu hoặc điều hành giúp ông có được mối quan hệ với những nhân vật đó, sự hỗ trợ của những người này thường thúc đẩy sự phát triển của các công ty.
Đổi lại, mối quan tâm của những nhà lănh đạo đó trong việc thu hút doanh nghiệp của Musk tạo cơ hội cho ông tư vấn về một số sở thích khác của ḿnh, chẳng hạn như tỷ lệ sinh toàn cầu và nhập cư.
Đồng thời, vị tỷ phú này cũng đă trở thành một nhân vật có quyền lực chính trị tại Mỹ. Ông đă tổ chức các sự kiện vận động tranh cử trực tiếp trên X cho các ứng cử viên tổng thống Florida là Thống đốc Ron DeSantis và Robert F. Kennedy, Jr., những người sau đó đă bỏ cuộc, cũng như cựu Tổng thống Donald Trump.
Kể từ đó, Musk đă ủng hộ ông Trump và hàng chục triệu USD, tham dự và tổ chức các cuộc gặp gỡ thay mặt ông và chỉ trích đối thủ của ông, Phó Tổng thống Kamala Harris, trên X.
“Ông ấy đang cố gắng trở thành người có sức ảnh hưởng toàn cầu và tôi đoán là ông ấy đă quyết định rằng ḿnh cần phải làm nhiều hơn là chỉ sử dụng X”, James Lewis, giám đốc chương tŕnh công nghệ chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. Tất nhiên, không có ǵ lạ khi các nhà lănh đạo doanh nghiệp đôi khi gặp gỡ các quan chức chính phủ, và Musk không phải là cái tên doanh nghiệp lớn duy nhất công khai cân nhắc về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Nhưng, các chuyên gia nhận định rằng mức độ tham gia chính trị công khai của Musk là bất thường đối với giám đốc điều hành của một công ty đại chúng như Tesla, cũng như chủ sở hữu của một số công ty tư nhân hùng mạnh.
"Điểm khác biệt là có khía cạnh chính trị và hầu hết các giám đốc điều hành đều tránh xa chính trị", Lewis nói. "Về cơ bản, họ sẽ đến gặp người đứng đầu một quốc gia khác để cải thiện các điều kiện thương mại cho sản phẩm của họ, có thể là để vận động hành lang về một điểm nào đó, nhưng họ thường không làm chính trị", ông nói thêm rằng với Musk, "mọi thứ ông ấy làm đều mang âm hưởng chính trị".
Ít nhất một số mối quan hệ chính trị của Musk dường như đă mang lại lợi ích cho các công ty của ông. Vào tháng 5/2022, Musk đă gặp Tổng thống Brazil khi đó là Jair Bolsonaro để đánh dấu sự ra mắt của Starlink tại quốc gia này, một thị trường mới lớn cho ngành kinh doanh vệ tinh.
Vào tháng 2/2023, ông đă có cuộc họp với Tổng thống Mexico khi đó là Andrés Manuel López Obrador về một nhà máy sản xuất Tesla mới tại tiểu bang Nuevo Leon, nơi mà sau đó công ty đă nhận được khoản ưu đăi trị giá 153 triệu USD từ tiểu bang.
Vào tháng 5/2023, ông đă có cuộc họp với các quan chức chính phủ Trung Quốc ngay sau khi Tesla công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy pin mới tại Thượng Hải.
Thậm chí c̣n có nhiều nhà lănh đạo thế giới hơn, bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đă gặp Musk để yêu cầu Tesla đầu tư vào quốc gia của họ.
Phân tích của CNN chỉ bao gồm các cuộc họp mà ít nhất một số thông tin được công khai. Có khả năng vị tỷ phú này đă có cuộc gọi hoặc cuộc họp với các nhà lănh đạo mà ông không đăng bài.
“Người ta có thể nói rằng ông ấy không phải trả tiền cho những người vận động hành lang, v́ ông ấy là người vận động hành lang của chính ḿnh trên toàn cầu”, William Klepper, giáo sư quản lư tại Trường Kinh doanh Columbia, người tập trung vào lănh đạo điều hành cho biết.
Musk không ngần ngại giải quyết những vấn đề cực đoan. Ông đă cảnh báo về sự sụp đổ của nước Mỹ nếu đảng Dân chủ được bầu, thúc đẩy các thuyết âm mưu sai lệch về các chủ đề như bỏ phiếu qua thư và cảnh báo trong các sự kiện công khai về một loại “virus thức tỉnh” đe dọa sự tiến bộ của xă hội.
Gần đây, hoạt động chính trị của Musk đă bắt đầu có tác động hữu h́nh đến các công ty của ông: Các thương hiệu đă gỡ quảng cáo của họ khỏi X, làm giảm giá trị của công ty tới cả nửa.
Và đầu tháng này, SpaceX đă kiện một cơ quan quản lư của California sau khi cơ quan này bị cáo buộc từ chối một đề nghị cho phép phóng nhiều tên lửa hơn v́ những b́nh luận gây tranh căi của tỷ phú này, với lư do vi phạm quyền tự do ngôn luận của Musk.
Phân tích của CNN cũng cho thấy Musk đă nỗ lực phát triển ảnh hưởng trong một nhóm các nhà lănh đạo thế giới, bao gồm Modi, Bolsonaro, Milei và Thủ tướng Ư Giorgia Meloni.
“Ông ấy có lẽ thoải mái hơn với họ… đây là những người muốn gặp ông ấy, và không phải ai cũng muốn gặp Elon Musk”, Lewis nói. “Đó là những người cùng chung chí hướng. Ông ấy thích đến thăm những người sẽ vui mừng khi được tiếp đón Elon Musk”.
Trong một hội nghị của đảng cực hữu Brothers of Italy của Ư năm ngoái, Musk đă chỉ trích "nhập cư bất hợp pháp" và "virus thức tỉnh" mà ông cho là đang hoành hành ở Mỹ. Musk gọi đó là "ác quỷ" và cảnh báo về việc nó sẽ di chuyển đến Ư.
Thủ tướng Modi của Ấn Độ, người gần đây đă tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp hiếm hoi, đă sử dụng các kế hoạch tăng trưởng sản xuất xe điện của ḿnh — bao gồm các cuộc tṛ chuyện với Musk về một nhà máy Tesla tiềm năng — làm chủ đề thảo luận trong chiến dịch, mặc dù cuộc họp giữa hai người ở Ấn Độ vào đầu năm nay, nơi Musk dự kiến sẽ công bố cơ sở này đă được lên lịch lại.
Bây giờ, khi vận động tranh cử cho ông Trump, Musk có thể đang tự thiết lập cho ḿnh vai tṛ chính trị nổi bật nhất từ trước đến nay: Một vị trí trong Nhà Trắng tương lai.
Musk và ông Trump đă thảo luận công khai về việc để tỷ phú này lănh đạo một ủy ban hiệu quả chính phủ mới — mà Musk đă nói đùa là Bộ Hiệu quả Chính phủ, hay DOGE – cũng là tên meme và tiền số yêu thích của Musk.
VietBF@ Sưu tập