Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các v́ sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.
Đưa phim viễn tưởng vào chiến trường thực tế
Hàn Quốc đang thể hiện năng lực quân sự đáng gờm thông qua một chương tŕnh phát triển công nghệ được gọi là “dự án StarWars” nhằm mục đích triển khai vũ khí laser ngay trong năm 2024.Dự án này sẽ khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng và triển khai các loại vũ khí laser trong lực lượng vũ trang. Cục Quản lư Chương tŕnh Mua sắm Quốc pḥng (DAPA) của Hàn Quốc gần đây thậm chí đă công bố kế hoạch mở rộng phạm vi của tia laser Star Wars vào không gian.
Dù toàn bộ “dự án StarWars” và những sáng kiến liên quan trông giống như thứ ǵ đó hư cấu, nhưng loại vũ khí công nghệ cao này đang được xem như tương lai của chiến trường hiện đại.
Vũ khí laser của Hàn Quốc được thiết kế để tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu, từ máy bay không người lái, tên lửa và thậm chí là các cấu trúc lớn hơn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ vài giây. Sự phát triển này cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng của Seoul trong lĩnh vực sản xuất vũ khí tiên tiến.
Theo một tuyên bố từ DAPA, vũ khí laser tiêu diệt máy bay không người lái mà quân đội Hàn Quốc đă phát triển cùng Hanwha Aerospace là loại vũ khí im lặng và không thể phát hiện, nhưng chúng cũng hiệu quả và giá cả cực kỳ rẻ, với chi phí 2.000 won (1,45 USD) cho mỗi lần bắn. Ngoài ra, rất khác so với vũ khí truyền thống, tia laser di chuyển với tốc độ ánh sáng khiến chúng thực hiện nhiệm vụ của ḿnh rất nhanh và chính xác.
Linh hoạt khả năng triển khai
Loại chiến tranh với vũ khí công nghệ cao, với những thiết bị không người lái tuy mới mẻ nhưng đang phát triển nhanh chóng. Với Hàn Quốc, cuộc chiến kiểu này bắt đầu vào năm 2017, khi 5 máy bay không người lái (UAV) của Triều Tiên xâm nhập vào Hàn Quốc. Seoul đă đáp trả bằng cách triển khai máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công và cố gắng bắn hạ những chiếc UAV của đối phương.Cả hai miền Triều Tiên sau đó đều bị cáo buộc đă gửi máy bay không người lái vào không phận của nhau. Trong bối cảnh đó, những tia laser giống như trong Star Wars có thể đóng vai tṛ quan trọng, với khả năng nhắm mục tiêu chính xác vượt xa vũ khí truyền thống.
Nếu vũ khí truyền thống đắt tiền và có thể gây thiệt hại cho các khu vực hoặc địa điểm đông dân cư, th́ vũ khí laser của Hàn Quốc có thể nhắm trực tiếp vào mục tiêu mà không gây hại cho người xung quanh, qua đó giảm khả năng gây thiệt hại không chủ ư. Đặc điểm này cho phép triển khai chúng ở những địa điểm nhạy cảm hoặc gần khu dân cư. Với việc có thể đánh trúng những mục tiêu khó khăn nhất, bằng tốc độ nhanh nhất, khả năng răn đe của vũ khí laser v́ thế rất đáng gờm.
Gia nhiệt cho cuộc đua toàn cầu
Nếu Hàn Quốc phát triển thành công “dự án StarWars” đúng tiến độ và đưa vũ khí laser vào triển khai trong thực tế, nó sẽ có tác động lớn tới cuộc đua cũng đang rất nóng liên quan đến loại khí tài của tương lai này.
Theo tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận RAND Corporation của Mỹ, ngoài Hàn Quốc, th́ rất nhiều quốc gia khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc hay Israel… cũng đang nỗ lực phát triển và hướng đến việc triển khai vũ khí laser, c̣n được gọi là vũ khí năng lượng định hướng.
Theo nhóm nghiên cứu của RAND, có rất nhiều sự quan tâm đến những vũ khí này để hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các hệ thống không người lái và nhắm mục tiêu vào các vệ tinh trong không gian hoặc đánh chặn tên lửa hành tŕnh, tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Anh, Maria Eagle đă xác nhận kế hoạch của London phát triển công nghệ có tên DEW, tức “Vũ khí năng lượng định hướng có chủ quyền”, nhằm cung cấp các năng lực chiến đấu mới cho lực lượng vũ trang Anh.
Tờ UK Defence Journal dẫn lời bà Eagle cho biết: “Bộ Quốc pḥng đă cam kết đẩy nhanh quá tŕnh đầu tư liên tục vào công nghệ Vũ khí năng lượng định hướng có chủ quyền (DEW) của Anh, nhằm cung cấp năng lực tiên tiến cho lực lượng vũ trang một cách nhanh chóng”. Theo đó, Bộ Quốc pḥng Anh đang đẩy nhanh chương tŕnh phát triển vũ khí có tên “Dự án DragonFire” để dự kiến đưa DEW vào hoạt động kể từ năm 2027.Tại Israel, công ty Elbit Systems đă trúng thầu hợp đồng trị giá 200 triệu USD để cung cấp hệ thống laser công suất cao cho hệ thống pḥng không Iron Beam của Rafael Advanced Defence Systems.
Iron Beam đang được tập đoàn Rafael Advanced Defence Systems phát triển, dự kiến sẽ tích hợp hệ thống vũ khí laser năng lượng cao 100kW vào năm 2025 và hợp đồng mới nhất với Elbit Systems sẽ hỗ trợ cho chương tŕnh đó.
Iron Beam được thiết kế để bảo vệ chống lại đạn súng cối, tên lửa hay UAV cỡ nhỏ và hỗ trợ các hệ thống pḥng không lớn hơn như Iron Dome. Rafael Advanced Defence Systems cũng đang phát triển hệ thống cơ động hơn có tên Iron Beam-Mobile (Iron Beam-M) gắn trên xe tải, với công suất 50kW và dự kiến triển khai trong 18 tháng nữa.
|