Ngày 24/11, Tổng cục T́nh báo Quân sự Ukraine (HUR) cho biết họ đă nghiên cứu mảnh vỡ thu đuợc từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.
Theo hăng tin Reuters, HUR cho biết loại vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr có liên quan đến hệ thống Oreshnik và được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6/2021.
Trong đánh giá đầu tiên về tên lửa Oreshnik ngày 22/11, Ukraine nói rằng tên lửa Oreshnik đă tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11, đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/h và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu từ vị trí phóng.Trước đó, đài RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận trong một bài phát biểu trên truyền h́nh rằng, Nga đă sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới nhất có tên là Oreshnik để tấn công cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Ukraine tại Dnipro vào sáng 21/11. Tên lửa này thuộc thế hệ vũ khí tầm trung mới của Nga, có tốc độ đạt Mach 10 (2,5-3 km mỗi giây).
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống pḥng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nói: “Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ khí này”.
Theo ông Putin, cuộc tấn công đă phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Trong bài phát biểu, ông Putin nêu bật lợi thế chiến lược của công nghệ tên lửa mới của Nga, khẳng định các hệ thống pḥng thủ phương Tây, bao gồm cả những hệ thống tại căn cứ Mỹ ở châu Âu, không thể đánh chặn được. Ông coi việc triển khai hệ thống Oreshnik là phản ứng với các hành động ngày càng leo thang của NATO, như Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 2019. Ông Putin nói: “Những tên lửa như Oreshnik là câu trả lời của chúng tôi đối với kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của NATO tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái B́nh Dương”.
Sau vụ Nga tấn công thành phố Dnipro, kênh CNN đă phát h́nh ảnh mảnh vỡ từ tên lửa Oreshnik mà một nguồn tin an ninh Ukraine cung cấp.Động thái của Nga diễn ra sau khi Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp vào lănh thổ Nga. Vụ tấn công xảy ra đêm 19/11 theo giờ địa phương, Ukraine đă dùng 6 tên lửa được cho là loại đất đối đất tầm xa ATACMS của Mỹ tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga. Tổng thống Putin ngay sau đó đă thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó nêu rơ Nga sẽ xem mọi cuộc tấn công của một nước không có vũ khí hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là một cuộc tấn công chung.
|