Gị chả, bún là hai thực phẩm nguy cơ trộn hàn the nhằm giữ độ tươi ngon thời gian dài, chuyên gia cảnh báo cần tỉnh táo phân biệt, tránh gây hại sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết trước đây, hàn the là muối natri của acid boric, được sử dụng trong công nghệ thực phẩm để giữ món ăn tươi ngon thời gian dài, không bị ôi thiu, đồng thời giúp tăng độ dẻo. Người dân hay cho hàn the vào nấu bánh đúc để bánh cứng chặt, hoặc nêm vào bánh cuốn, bún, để dai ngon hơn.
Tuy nhiên, qua thời gian, các chuyên gia nhận thấy hàn the là hóa chất vô cùng độc hại, ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài và có thể làm sa sút trí tuệ. Bởi vậy, Việt Nam đă cấm sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm với bất kỳ hàm lượng hay cách thức nào. Nhưng trên thực tế, nhiều người kinh doanh vẫn bỏ hàn the như một chất phụ gia vào thực phẩm để món ăn dai ngon hơn.
Dưới đây là hai món hay bị trộn hàn the, cần cảnh giác:
Gị, chả
Chất hàn the không ảnh hưởng màu sắc trong gị nên khó phân biệt bằng mắt thường. Cách để nhận biết gị chả chứa hàn the là dựa vào vị giác. Gị nguyên chất khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, mềm mềm, không khô rắn. C̣n khi cắn miếng gị mà thấy khô cứng, dai, mịn bất thường th́ đó là gị ướp hàn the.
Ngoài ra, c̣n một cách khác là dùng giấy nghệ. Phương pháp này chỉ kiểm tra định tính, không kiểm tra định lượng. Bạn sử dụng giấy ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khô, ấn vào bề mặt của gị lụa. Sau một phút, nếu thấy giấy chuyển màu sắc từ vàng sang cam đỏ th́ miếng gị đó chứa hàn the.
Tốt nhất, để loại bỏ nguy cơ dùng thực phẩm thiếu vệ sinh an toàn, người dân có thể tự làm gị chả tại nhà hoặc đặt mua ở những cơ sở uy tín, có nhăn mác, ghi rơ nguồn gốc, xuất xứ.
Bún
Một số nhà sản xuất cho hàn the vào bún để sợi bún mềm, dai, không bị khô cứng, khó thiu. V́ vậy, có thể nhận biệt qua quan sát, cảm nhận. Bún không chứa hàn the sợi hơi nát, dễ đứt găy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn, mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. V́ vậy, cần cảnh giác với những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị.
Người tiêu dùng có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám th́ trong đó có chứa hàn the.
Ngoài nguy cơ chứa hàn the, bún c̣n nguy cơ tiềm ẩn nhiều hóa chất khác, bạn có thể nh́n vào màu của sợi bún để loại trừ. PGS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho biết bún được làm từ gạo, nên màu khi thành phẩm sẽ không thể trắng hơn gạo mà thường có màu trắng ngà tương tự màu cơm. Bún trắng bất thường, cọng bún sáng bỏng mẩy, gịn rụm, th́ có khả năng người chế biến đă cho vào chất tẩy trắng hoặc một số chất tương tự.
Để biết chính xác bún nhiễm hóa chất chỉ có thể đem đi xét nghiệm. Bún sử dụng chất tẩy trắng, hàn the thường trắng sáng, đẹp song ăn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí ung thư.
Bún làm từ gạo nên dễ bị chua, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát để tránh bị ngộ độc.
|
|