Thủ tướng Đức cho biết nước này đă đặt hàng tổng cộng 17 hệ thống pḥng không IRIS-T cho Ukraine, trong đó Kiev đă nhận 7 hệ thống.
Ukraine sẽ nhận 2 hệ thống pḥng không tầm ngắn và trung IRIS-T từ Đức vào cuối năm 2024.
Đó là thông tin được tướng Christian Freuding, Trưởng Ban Kế hoạch và Lực lượng đặc nhiệm đặc biệt về Ukraine tại Bộ Quốc pḥng Đức, đưa ra khi trao đổi với giới truyền thông ở thủ đô Kiev - Ukraine mới đây, theo trang tin Ukrainska Pravda hôm 25-11.
Hệ thống pḥng không IRIS-T. Ảnh: FACEBOOK
Theo ông Freuding, những ngày gần đây, Đức đă cung cấp cho Ukraine pháo tự hành, xe tăng và xe chiến đấu bộ binh Marder. Các hệ thống IRIS-T SLM (tầm trung) và SLS (tầm ngắn) tiếp theo dự kiến sẽ đến Ukraine trong những ngày tới.
Trước đó, vào đầu tháng 9-2024, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo nước này đă đặt hàng tổng cộng 17 hệ thống pḥng không IRIS-T cho Ukraine, gồm 8 hệ thống tầm trung (SLM) và 9 hệ thống tầm ngắn (SLS).
Quân đội Ukraine thất thế, lực lượng Nga áp đặt "giờ G" tại Kursk
Đến tháng 10, Ukraine đă nhận được 4 hệ thống IRIS-T SLM và 3 hệ thống SLS. Sau đó, Bộ Quốc pḥng Đức thông báo về việc giao thêm 2 hệ thống SLM và SLS.
Ngoài ra, trong cuộc trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, ông Scholz cam kết rằng Berlin sẽ gửi thêm một hệ thống IRIS-T nữa trước cuối năm nay.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao NATO và Ukraine dự kiến họp khẩn tại thủ đô Brussels - Bỉ ngày 26-11 (giờ địa phương) sau khi Nga không kích một cơ sở quân sự ở TP Dnipro - Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm mới, gọi là Oreshnik, 5 ngày trước đó.
Theo trang tin The Pinnacle Gazette, khả năng tên lửa Oreshnik bay với tốc độ cực cao và tránh được các hệ thống pḥng không thông thường làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về an ninh trong NATO.
Cựu Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg đă bày tỏ lo ngại về việc Nga triển khai tên lửa Oreshnik, trong lúc khẳng định cam kết của NATO trong việc giúp Ukraine củng cố năng lực pḥng thủ.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine đang phát triển các loại hệ thống pḥng không mới để đối phó rủi ro từ động thái tên lửa mới của Nga.
VietBFsưu tập