Liên Hợp Quốc khuyến cáo tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine không nên có các động thái làm leo thang căng thẳng, ngay sau tuyên bố từ quan chức EU rằng khối này để ngỏ khả năng đưa quân vào Ukraine.
RT đưa tin, trong cuộc họp báo ngày 2/12, ông Stephane Dujarric - người phát ngôn của Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, được yêu cầu b́nh luận về tuyên bố mới nhất của tân Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU Kaja Kallas. Theo đó, bà Kallas đă nói rằng EU không nên loại trừ bất kỳ khả năng nào trong việc hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc gửi quân tới Kiev.Phản ứng trước phát biểu trên của quan chức EU, ông Dujarric tuyên bố: “Chúng tôi đă lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột này và không khuyến khích bất kỳ sự leo thang nào nữa từ bên này hay bên kia. Chúng tôi muốn thấy xung đột chấm dứt v́ lợi ích của thường dân ở Ukraine, v́ lợi ích của thường dân ở Nga”.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng việc EU triển khai quân tại Ukraine có thể dẫn đến leo thang căng thẳng hay không, người phát ngôn của Tổng thư kư Liên Hợp Quốc từ chối đưa ra suy đoán.
Ngày 1/12, cựu Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đă chính thức đảm nhận cương vị nhà ngoại giao hàng đầu của EU, thay thế người tiền nhiệm Josep Borrell. Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Ukraine ngay sau đó, bà Kallas đă nhắc lại quan điểm rằng EU muốn Kiev “chiến thắng trong cuộc chiến này”. Bà nhấn mạnh rằng việc cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn không phải là “viện trợ từ thiện” mà là đầu tư vào an ninh của EU.Đại diện EU cũng tuyên bố rằng bà không loại trừ khả năng đưa quân đội phương Tây vào cuộc xung đột Nga - Ukraine. “Đối với EU, đây là một cuộc khủng hoảng an ninh cực kỳ nghiêm trọng. Tôi tin rằng chúng ta không nên loại trừ bất cứ điều ǵ và duy tŕ một số sự mơ hồ về mặt chiến lược,” bà Kallas nói.
Nga chưa b́nh luận về tuyên bố của quan chức EU.
Ư tưởng đưa quân tới Ukraine ban đầu được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra với các đồng minh khác vào tháng 2 năm nay, rằng Paris sẵn sàng gửi bộ binh tới Ukraine để “ngăn Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến này”.
Tuy nhiên, tuyên bố này đă nhanh chóng bị nhiều đồng minh NATO bác bỏ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz khi đó nói với các phóng viên rằng những người ủng hộ phương Tây của Ukraine “nhất trí” phản đối ư tưởng này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban thậm chí c̣n gọi ư tưởng này là “không thể tưởng tượng được” và cảnh báo về Thế chiến thứ III.
Trong một b́nh luận vào tháng 5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi những tuyên bố của Tổng thống Macron là “rất nguy hiểm”, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng việc triển khai lực lượng phương Tây ở Ukraine có thể dẫn đến “một cuộc xung đột nghiêm trọng ở châu Âu và một cuộc xung đột toàn cầu”.
Kế hoạch gửi quân dường như đă bị gác lại cho đến khi tờ Le Monde của Pháp tuần trước (ngày 25/11) đưa tin rằng, Pháp và Anh đă “tái khởi động” các cuộc đàm phán về việc gửi quân tới Ukraine sau chuyến thăm Paris của Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Le Monde dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết các cuộc đàm phán về khả năng triển khai quân Pháp - Anh tới Ukraine đă được ông Starmer và ông Macron “kích hoạt lại”. Một nguồn tin khác tiết lộ với Le Monde rằng London và Paris “đang thảo luận về hợp tác quốc pḥng, đặc biệt là nhằm mục đích tạo ra một nhóm đồng minh cốt lơi ở châu Âu, tập trung vào Ukraine và an ninh châu Âu nói chung”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngay sau đó đă b́nh luận rằng họ không biết các thông tin của tờ báo Pháp có đúng không và đang thực sự đề cập đến điều ǵ. “Những ư tưởng như vậy trước đây đă từng được nhiều nước châu Âu đưa ra. Cũng có nhiều phản biện khác nhau. Không có sự đồng thuận giữa các bên về vấn đề này, nhưng có một số người nóng tính,” ông Peskov nhận xét.
|