Anh Tôn ngoài 40 tuổi, có gia đ́nh nhỏ hạnh phúc cùng vợ và con trai. Hai tháng gần đây, anh khổ sở v́ da mẩn ngứa, vàng vọt, nổi mụn trứng cá. Vợ và con trai anh cũng có triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn nên cả nhà đều cho rằng nguồn nước có vấn đề.
Tuy nhiên, họ ở trong một căn chung cư cũ cho thuê nên việc thay đổi nguồn cấp nước là rất khó. Nhiều tháng trời không t́m được chỗ thuê mới hợp lư, họ chỉ có thể tự mua thuốc về bôi dù hiệu quả chẳng đáng là bao.
Về phần anh Tôn, do công việc phải gặp gỡ khách hàng nhiều nên người vợ khuyên anh đi khám da liễu trước. Thật không ngờ, bác sĩ da liễu kiểm tra một lượt liền chuyển thẳng anh đến Khoa Gan mật tụy. Tại đây, các bác sĩ tiến hành sinh thiết và kết luận anh Tôn bị ung thư gan giai đoạn 3.
Ảnh minh họa
Anh Tôn ngỡ ngàng vô cùng. Anh không hút thuốc cũng rất hiếm khi uống rượu bia, công việc cũng phải đi lại nhiều chứ không hề lười vận động. Cho đến khi bác sĩ hỏi về thói quen ăn uống mới hay nguyên nhân mắc bệnh đến từ 3 món ăn gần như lúc nào cũng có mặt trong tủ lạnh nhà anh Tôn. Đó là: rau xanh để qua đêm, mộc nhĩ ngâm lâu, hạt và quả hạch nấm mốc.
Hóa ra gia đ́nh anh có thói quen nấu sẵn đồ ăn từ buổi tối, để trong tủ lạnh sau đó mang đi làm vào hôm sau. Các món ăn thừa, bao gồm cả rau xanh cũng luôn được đậy kín trong tủ, ăn đến vài ngày sau, trừ khi bốc mùi mới bỏ đi.
Bác sĩ giải thích rằng rau bị oxy hóa do quá tŕnh nấu nướng với nhiệt độ nhất định để qua đêm trong tủ lạnh sẽ sinh ra và làm tăng hàm lượng một chất có hại là nitrit (được chuyển hóa từ nitrat có sẵn trong rau). Dù lượng nitrit này không đáng kể nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ và gây hại cho cơ thể.
Bởi khi nitrit vào cơ thể sẽ kết hợp với protein tạo thành nitrosamine, rất hại cho gan. Lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng gan, tổn thương tế bào gan và về lâu về dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Ngoài ra, vitamin và folate trong rau xanh cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi được hâm nóng lại lần 2 th́ các chất này sẽ bị phá hủy và tạo thành độc tố và chúng sẽ đe dọa sức khỏe của gan, hệ tiêu hóa.
Với món thứ 2 là mộc nhĩ ngâm lâu, đó là do nhà anh Tôn có thói quen ngâm mộc nhĩ qua đêm với lượng lớn sau đó bỏ tủ lạnh ăn dần. Cũng có khi bỏ chung mộc nhĩ khô và nước vào hộp nhựa rồi đổ vào tủ lạnh, lúc cần lấy ra là dùng được.
Bản thân mộc nhĩ khô không có độc, nhưng nếu ngâm quá lâu, nhất là quá 8 tiếng hoặc để qua đêm th́ rất dễ bị biến chất, tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, sinh ra độc tố gây ngộ độc. Trong đó có thể kể đến độc tố hại gan BKA, axit mycolic và chất gây ung thư hàng đầu được WHO cảnh báo: Aflatoxin.
Aflatoxin cũng dễ t́m thấy trong những quả hạch, hạt mà gia đ́nh anh Tôn để lâu ngày trong tủ lạnh. Dù kinh tế không dư dả nhưng v́ muốn tốt cho sức khỏe nên gia đ́nh anh thường mua đủ loại. Từ óc chó, hạnh nhân, hạt điều… rồi để trong tủ lạnh, mỗi lần chỉ dám ăn một chút. Môi trường ẩm ướt, dễ nhiễm khuẩn khiến chúng rất nhanh thay đổi mùi vị, thậm chí nấm mốc nhưng họ cũng tiếc tiền mà không dám bỏ đi.
Bởi v́ cả nhà đều ăn uống giống nhau nên nghe bác sĩ nói xong anh Tôn vội vă gọi vợ và con đến kiểm tra. Kết quả, họ cũng không tránh khỏi căn bệnh ung thư gan quái ác, chỉ là ở giai đoạn sớm hơn.
VietBF@ Sưu tập