Hăng tin Reuters cho biết Airbus đă thông báo cắt giảm hơn 2.000 việc làm tại mảng quốc pḥng và hàng không vũ trụ, tương đương 5% tổng nhân sự toàn mảng kinh doanh lớn thứ 2 của hăng.
Nguyên nhân chính của vụ việc là do Elon Musk cùng công ty SpaceX của ông đang tạo nên một cuộc cách mạng toàn ngành, tương tự như những ǵ Tesla đă làm với ngành ô tô. Sức cạnh tranh ngày càng lớn của các tên lửa phóng vệ tinh giá rẻ có thể tái sử dụng của SpaceX đang khiến ngành hàng không vũ trụ Châu Âu đứng trước t́nh thế khó khăn hơn bao giờ hết.
Trước đó vào tháng 10/2024, Airbus đă cắt giảm 2.500 việc làm tại mảng này, tương đương 7% nhân sự sau khi thiệt hại 1,5 tỷ Euro v́ dự án OneSat.
Trong lần sa thải lớn này, một nửa nhân viên bị thôi việc đến từ mảng kinh doanh hệ thống không gian, vốn đang bị SpaceX cạnh tranh khốc liệt nhờ dịch vụ rẻ hơn nhiều.
Sau khi chứng minh cả tàu Starship và tên lửa đẩy Super Heavy có thể phóng vào vũ trụ và bay về Trái Đất nguyên vẹn, SpaceX đang trên đà thực hiện mục tiêu khiến chi phí phóng tên lửa rẻ hơn ước tính 10 lần.
Theo Deutsche Bank, thị trường các vụ phóng tên lửa ước tính đạt doanh thu khoảng 8 tỷ USD vào năm 2022, sau đó dự kiến tăng lên 13 tỷ USD vào năm 2025.
Cho đến hiện tại, việc hạ chi phí phóng vệ tinh vào không gian của SpaceX khiến hăng đang ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vụ phóng tên lửa vào vũ trụ.
Bởi vậy mặc dù Airbus tuyên bố không có sự sa thải bắt buộc nào nhưng dấu hiệu một cuộc cách mạng toàn ngành đang đến rất gần.
Xin được nhắc rằng Airbus chế tạo vệ tinh và máy bay vận tải, đồng thời nắm giữ cổ phần quan trọng trong các chương tŕnh tên lửa, máy bay chiến đấu và phóng tàu vũ trụ của châu Âu. Việc thương hiệu này gặp thách thức sẽ không chỉ là vấn đề về công nghệ hay kinh doanh mà sẽ ảnh hưởng lan rộng đến cả mảng quốc pḥng, nghiên cứu khoa học...
Sức mạnh Elon Musk
Theo Reuters, các nhà sản xuất vệ tinh Châu Âu thường tập trung vào phân khúc quỹ đạo địa tĩnh của trái đất, nhưng thị trường này lại bị ảnh hưởng nặng bởi các vệ tinh giá rẻ của Starlink, cũng thuộc Elon Musk.
Mặc dù Airbus đă triển khai dự án Bromo nhằm cạnh tranh với Starlink nhưng động thái này đă quá muộn và thể hiện khó khăn của ngành hàng không vũ trụ Châu Âu trước thách thức từ Elon Musk.
Trong lần sa thải này, Đức sẽ chịu phần lớn nhất với 689 vị trí tại Airbus bị ảnh hưởng, tiếp theo là Pháp với 540 vị trí, Anh với 477 nhân viên, Tây Ban Nha với 303 lao động c̣n các quốc gia không cốt lơi khác là 34 vị trí.
Hăng Airbus được 4 quốc gia chủ chốt trên thành lập cách đây 50 năm và việc cắt giảm chi phí của tập đoàn này là một chủ đề nhạy cảm về chính trị. Do đó việc một cá nhân như Elon Musk có thể khiến Airbus phải cắt giảm nhân sự là điều chưa từng có.
Airbus có trụ sở chính tại Pháp, nơi sản xuất hầu hết các máy bay phản lực, nhưng Đức là nơi diễn ra các hoạt động quốc pḥng và không gian của hăng. Máy bay vận tải quân sự được lắp ráp tại Tây Ban Nha, trong khi Anh tập trung vào tải trọng vệ tinh và thông tin liên lạc.
Chính phủ của bốn quốc gia chủ nhà bao gồm Pháp và Đức, mỗi nước sở hữu 11% Airbus, đă được thông báo về các đợt cắt giảm. Đây là một phần của kế hoạch tái tổ chức có tên là Proton nhằm giúp Airbus giành lại ưu thế trên thị trường.
VietBF@ Sưu tập