Mọi người thường kháo nhau rằng "tế bào ung thư thích nhất là đậu phụ", điều này liệu đúng hay sai?
Dù đă có nhiều nghiên cứu minh oan cho mối quan hệ giữa đậu phụ và các bệnh ung thư, song nhiều người vẫn quan niệm rằng "tế bào ung thư thích nhất là đậu phụ". Câu chuyện xảy ra tại một buổi khám bệnh của bác sĩ Lương, bệnh viện tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Khi thăm khám cho hai bệnh nhân lớn tuổi, một bệnh nhân tên Song đột ngột hỏi bác sĩ với giọng đầy lo lắng: "B́nh thường tôi ăn khá nhiều đậu phụ, tôi có cần phải lo lắng không?"
Bác sĩ sửng sốt một lúc rồi mỉm cười: "Đậu phụ thực sự không có ǵ sai cả. Nếu nghe người ta nói 'tế bào ung thư thích nhất đậu phụ' th́ đừng lo lắng, đó chỉ là sự hiểu lầm của mọi người mà thôi. Thực tế, đậu phụ không những không gây hại cho tế bào ung thư mà c̣n là nguồn cung cấp protein và phytoestrogen rất tốt. Ăn một lượng đậu phụ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, xương và chống lăo hóa."
Nghe xong, bệnh nhân cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhơm: "Ồ? Nghĩa là tôi có thể tự tin ăn đậu phụ à?"
Bác sĩ mỉm cười: "Tất nhiên là anh có thể yên tâm ăn nó. Đậu phụ rất giàu protein thực vật. Nó không gây ra một số bệnh măn tính như protein động vật, nhưng nó có thể giúp giảm cholesterol."
"Vậy nên chú ư ăn ǵ để tránh bị ung thư?"- bệnh nhân Song lại thắc mắc.
Bác sĩ suy nghĩ một lát và trả lời: "Thực tế, rất nhiều nghiên cứu đă chứng minh rằng giữa thói quen ăn uống và việc xuất hiện bệnh ung thư có mối quan hệ nhất định. Mặc dù ung thư không thể ngăn ngừa hoàn toàn thông qua chế độ ăn uống, song vẫn có một số thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là từ những thực phẩm sau đây".
Một số thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư:
1. Cơm nguội
Thói quen sử dụng cơm thừa từ bữa trước là một trong nhiều cách tiết kiệm thời gian và thức ăn trong nhiều gia đ́nh châu Á. Tuy nhiên, hâm nóng cơm nguội đến nhiệt độ khoảng 60 độ C có thể làm chuyển đổi tinh bột trong cơm thành dạng bột hồ khiến nó trở thành một trong những thực phẩm gây ung thư. Việc tiêu thụ cơm nguội hâm nóng thường xuyên có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và theo thời gian có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
2. Thịt và thực phẩm chế biến sẵn
Các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đă chỉ ra rằng việc tiêu thụ mỗi ngày 30 gram thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên từ 15 đến 38%. Lư do cho con số này là do các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản và chất tẩm ướp, khiến cho các chất độc hại tích tụ trong dạ dày và dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Thực phẩm chiên rán
Món ăn như: Gà rán, nem rán thường được ưa chuộng bởi hương vị hấp dẫn và sự tiện lợi. Tuy nhiên, việc chiên rán các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao thường tạo ra các hợp chất như polyaromatic hydrocarbons (hợp chất PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), đều là các chất gây ung thư dạ dày. Bởi vậy, bạn nên tránh ăn đồ chiên rán, ăn càng ít càng tốt.
4. Thực phẩm chứa nhiều đường
Đường tinh luyện được xem là một trong những thực phẩm gây ung thư. Các nhà nghiên cứu đă phát hiện mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường và nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng lượng mỡ trong máu, mức HDL cholesterol thấp, nguy cơ mắc bệnh tim tăng, nồng độ triglyceride trong máu cao, béo ph́, ức chế hệ miễn dịch, viêm khớp và một loạt các bệnh khác. Sự phát triển của các tế bào ung thư cũng được kích thích khi tiêu thụ nhiều đường.
Cách ăn giúp giảm nguy cơ ung thư
Ăn nhiều rau và hoa quả tươi: Ưu tiên rau quả tươi hàng ngày, chọn những loại có màu đậm như: Rau cải, cà chua, cà rốt... Tốt nhất là ăn rau quả tươi hoặc luộc sơ qua, hạn chế xào, rán.
Chọn ngũ cốc nguyên hạt: Sử dụng gạo sát không quá kỹ để nấu cơm, chọn bánh ḿ làm từ hạt lúa ḿ chưa rây hoặc bánh ḿ đen.
Giảm chất béo: Chọn thịt cá nạc là chính. Tránh ăn và xào rán thức ăn bằng mỡ động vật, thay vào đó sử dụng dầu thực vật nhưng cũng nên hạn chế.
Hạn chế thức ăn ướp mặn: Các thực phẩm bảo quản lâu bằng cách hun khói, ướp muối, ngâm giấm đều không tốt cho sức khỏe.
Hạn chế tối đa việc uống nhiều rượu, bia.
Ăn uống khoa học, kiểm tra cân nặng: Tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học, tránh ăn uống quá mức, giảm thực phẩm béo và nhiều đường, hạn chế nước ngọt, bánh, kem. Định kỳ tự kiểm tra cân nặng mỗi 3 tháng để điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phù hợp.
VietBF@ Sưu tập