Trang Newsweek dẫn lời giới chuyên gia nhận định đợt tấn công chớp nhoáng của lực lượng nổi dậy tại Syria phô bày sự yếu kém của chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad, nhưng chưa báo hiệu ông sắp bị lật đổ.
Theo hăng tin AP, lực lượng nổi dậy do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu sau khi chiếm thành phố Aleppo đă kiểm soát thêm 4 thị trấn nữa, mặc dù quân đội Syria giành lại được chút ít lănh thổ. Hiện họ đang tiến sát thành phố Hama.
Tiến sĩ Vuk Vuksanovic (Trường Kinh tế Luân Đôn) đánh giá: “Rơ ràng trong 6 - 7 năm qua chính quyền Al-Assad không hề chuẩn bị cho quân đội đối phó t́nh huống bất ngờ như vậy. Chính quyền bị ảnh hưởng nhưng đợt tấn công không có khả năng dẫn đến sự sụp đổ. Nhiều khả năng họ sẽ cố chịu đ̣n và chờ đến lúc Nga, Iran ở vị thế tốt hơn để giúp đỡ”.
Nhà phân tích Bilal Sukkar (công ty tư vấn S-RM) không lấy làm ngạc nhiên khi xung đột bùng nổ, nhưng lưu ư rằng quy mô cùng tốc độ rút đi của quân đội Syria phơi bày điểm yếu “đáng kinh ngạc” của chính quyền Al-Assad.
Đợt tấn công chớp nhoáng diễn ra giữa lúc Iran cùng lực lượng ủy nhiệm suy yếu v́ các hoạt động quân sự của Israel hơn 1 năm qua. Tehran c̣n phải chuẩn bị đối mặt với tương lai bất ổn khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sắp nắm quyền trở lại.
Sau đợt tấn công chớp nhoáng, Nga hỗ trợ chính quyền Al-Assad bằng cách tiến hành không kích lực lượng nổi dậy ở vài khu vực. Nhưng theo giáo sư chính trị học Aurélien Colson (Trường Kinh doanh ESSEC) th́ Moscow không thể cung cấp cho đồng minh máy bay, thiết bị quân sự hạng nặng hay binh sĩ như 8 năm trước nữa v́ họ đang vướng vào cuộc chiến chưa có hồi kết với Ukraine.
Vai tṛ của Thổ Nhĩ Kỳ
“Ch́a khóa” cho giải pháp chấm dứt giao tranh nằm trong tay Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia ủng hộ một nhóm thuộc lực lượng nổi dậy. Nhà phân tích Avi Melamed (trang Inside The Middle East) cho rằng: “Đợt tấn công không thể diễn ra nếu không có sự chấp thuận ngầm của Ankara”.
Trong nội chiến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập vùng kiểm soát ở phía bắc đất nước thông qua lực lượng ủy nhiệm. Tuy nhiên, họ không thể giải quyết vấn đề quyền tự chủ của người Kurd ở đông bắc Syria (vấn đề mà Ankara xem như mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia). Làn sóng người tị nạn tràn qua lúc nội chiến đang cao trào đă gây sức ép lớn lên nền kinh tế và tạo ra thách thức chính trị đáng kể cho Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan.
Theo nhà phân tích Melamed: “Thắng lợi của lực lượng nổi dậy đem đến mối đe dọa mới với chính quyền Al-Assad vốn thiết lập được quyền kiểm soát ổn định tại một số khu vực vài năm gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng ngăn chặn lực lượng nổi dậy tiến thêm khi rủi ro với lợi ích nước họ tăng lên”.
Nhà phân tích Sukkar dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran, các nước Ả Rập và phương Tây sắp triển khai một loạt hoạt động ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng, tránh để Syria rơi vào ṿng xoáy bạo lực kéo dài mới. Bạo lực có thể lan sang nhiều điểm nóng khác cũng như thu hút thế lực nước ngoài làm gia tăng bất ổn.
|