Bị đau vùng kín nhưng bận ôn thi nên nam thanh niên vẫn cố nhịn, đến khi nhập viện th́ phải cắt bỏ 1 bên tinh hoàn.
Tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, đơn vị Nam học thuộc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu của bệnh viện đă tiếp nhận nam thanh niên 22 tuổi đến khám trong t́nh trạng đau tinh hoàn.
Bệnh nhân cho biết đă xuất hiện triệu chứng đau cách đây 2 ngày nhưng do bận ôn thi hết năm nên cố chịu đựng để thi xong.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, kết quả thật đáng buồn: Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.
Bác sĩ Đồng Thế Uy - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đau tinh hoàn là một dấu hiệu phổ biến thường gặp ở hầu hết các bệnh lư tinh hoàn, mỗi người nam giới ít nhất có vài lần đau tinh hoàn trong đời.
Triệu chứng này đa số là do các bệnh lư lành tính, có thể tự hết mà không cần sự trợ giúp của bác sỹ, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lư nghiêm trọng, nếu bỏ qua có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như phải cắt bỏ tinh hoàn, teo tinh hoàn, thậm chí là vô sinh về sau.
Theo bác sĩ Uy, khi nam giới có các triệu chứng dưới đây cần phải đi khám ngay lập tức: Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội một bên tinh hoàn;... Ảnh minh họa donat
Thông thường, bệnh nhân có thể đau với các mức độ như đau tức, đau nhói, đau âm ỉ, thậm chí có thể đau dữ dội, vật vă. Mức độ đau thường liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đều bị đau dữ dội, có những trường hợp đau có thể nhẹ, đau tức nặng nhưng có thể là biểu hiện của viêm nhiễm tinh hoàn, có thể dẫn đến teo tinh hoàn.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn rất đa dạng, có thể lành tính như đau do giăn tĩnh mạch tinh, chấn thương, vi chấn thương, viêm nhiễm, hoặc là biểu hiện của bệnh lư ác tính như ung thư tinh hoàn … nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lư cấp cứu cần phải phẫu thuật khẩn cấp mà nếu để lâu có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng như xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn.
"Một trong số những bệnh lư nguy hiểm khởi phát từ cơn đau tinh hoàn có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn đó là bệnh xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn.
Từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột ngột và dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 - 18 tuổi. Tinh hoàn bị xoắn phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến cắt bỏ", bác sĩ Uy phân tích.
Giải thích về lư do phải đến viện sớm khi có biểu hiện đau tinh hoàn, bác sĩ Uy cho biết, khi con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn bị cắt đứt, tinh hoàn bị xoắn có thể gây đau dữ dội. B́u sưng to và có nguy cơ hoại tử nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Uy, khi nam giới có các triệu chứng dưới đây cần phải đi khám ngay lập tức: Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội một bên tinh hoàn; Đỏ và sưng tinh hoàn; Đau tinh hoàn kèm theo một bên tinh hoàn cao hơn bên c̣n lại; Đau bụng; Buồn nôn và nôn; Sốt; Đi tiểu buốt rắt; Xuất hiện khối u bất thường trong tinh hoàn.
Theo bác sĩ Uy, hầu hết những người bị xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này, bao gồm:
- Một tinh hoàn có kích thước lớn hơn.
- Khối u xuất hiện trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh.
- Tuổi tác: Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên giai đoạn từ 16 - 18 tuổi (trước hoặc trong tuổi dậy thì).
- Một số dị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xung quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng “quả lắc chuông” (bell-clapper deformity), chiếm đến 90% tổng số các trường hợp;
- Chấn thương bìu hoặc tập thể dục nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp (chỉ có khoảng 4 - 8% tổng sống các trường hợp);
- Di truyền và một nguyên nhân đang trong quá tŕnh nghiên cứu: Đó là do thời tiết lạnh.
Bác sĩ Uy cho biết, hiện không có phương pháp nào pḥng ngừa sớm việc xoắn tinh hoàn và hiếm khi hiện tượng xoắn xảy ra ở cả hai bên.
V́ vậy, nếu không may bị loại bỏ một tinh hoàn, tinh hoàn c̣n lại vẫn có khả năng sản xuất đủ tinh trùng để thụ thai. Tuy nhiên, những người từng bị xoắn tinh hoàn thường sẽ có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường.
Do đó, nam giới nên cân nhắc mặc quần áo bảo hộ khi vận động, chơi thể thao để bảo vệ cơ quan khỏi chấn thương không đáng có.
VietBf@ sưu tập