Hàng loạt hăng thông tấn lớn gồm CNN và Reuters hôm nay dẫn các nguồn tin khu vực cho biết, lực lượng phiến quân tại Syria đă tiến vào Damascus và chiếm giữ các vị trí quan trọng ở thủ đô. Liên hợp quốc đă bắt đầu sơ tán các nhân viên không thiết yếu, trong khi Mỹ, Trung Quốc, Nga và một số nước cũng kêu gọi công dân nhanh chóng rời khỏi Syria.
Những cảnh quay của CNN cho thấy cảnh hỗn loạn bên trong sân bay Damascus (Syria) vào sáng sớm nay (8/12 theo giờ địa phương). Hàng chục người nhanh chóng đi qua các trạm kiểm soát an ninh và chạy đến cổng khởi hành để cố gắng rời khỏi đất nước. Trong khi đó, các nguồn tin khu vực cho biết, Tổng thống Syria Bashar al-Assad không có mặt ở Damascus, nhưng Văn pḥng Tổng thống Syria và các quan chức Iran khẳng định ông chưa rời khỏi thủ đô.
Đây là lần đầu tiên lực lượng đối lập tiến vào ngoại ô thủ đô Damascus kể từ ít nhất là năm 2018.
Lực lượng nổi dậy trước đó cho biết đă kiểm soát hoàn thành thành phố lớn thứ ba Homs, chỉ hơn một tuần sau khi chiếm được Aleppo. Theo lời kể của người dân, phiến quân đă chiếm được nhà tù trung tâm, giải thoát hàng ngh́n tù nhân, đồng thời buộc các cơ quan an ninh phải sơ tán sau khi đốt toàn bộ tài liệu mật.
Kể từ khi quân nổi dậy giành được thành phố Aleppo cách đây một tuần, hệ thống pḥng thủ của chính phủ đă sụp đổ với tốc độ chóng mặt. Các lực lượng nổi dậy liên tiếp chiếm giữ nhiều thành phố lớn và tái kích hoạt các phong trào nổi loạn ở những khu vực vốn yên ắng từ lâu. Sự thất thủ của Homs, một ngă tư chiến lược nối liền Damascus với bờ biển Địa Trung Hải, đă cắt đứt thủ đô khỏi các thành tŕ ven biển của cộng đồng Alawite – nhóm thiểu số ủng hộ Tổng thống Bashar al- Assad.
Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria - Geir Pedersen hôm qua kêu gọi các cuộc đàm phán khẩn cấp tại Geneva để đảm bảo một "cuộc chuyển giao chính trị có trật tự". Ông đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi đang theo dơi rất chặt chẽ những diễn biến ở Syria và t́nh h́nh đang thay đổi từng phút.Tôi kêu gọi các cuộc đàm phán chính trị khẩn cấp tại Geneva để thực hiện Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhu cầu về một quá tŕnh chuyển đổi chính trị có trật tự chưa bao giờ cấp thiết hơn thế. Chúng ta cần một quá tŕnh khẩn cấp, nghiêm túc, về cơ bản khác với những ǵ đă diễn ra trước đây. Tôi nhắc lại lời kêu gọi giảm leo thang, b́nh tĩnh, tránh đổ máu và bảo vệ thường dân theo luật nhân đạo quốc tế".
Tại hội nghị ngoại trưởng theo định dạng Astana về Syria diễn ra bên lề Diễn đàn Doha ở Qatar, các Ngoại trưởng Saudi Arabia, Nga, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đă khẳng định sự ủng hộ đối với một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, hướng tới chấm dứt các hoạt động quân sự và bảo vệ dân thường.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cùng ngày bày tỏ lấy làm tiếc trước những diễn biến hiện nay tại Syria: “Với những thông tin chúng tôi có được, th́ đây không phải là một hành động dễ dàng. Việc nhóm nổi dậy Hayt Tahrir al-Sham tiến từ Idlib đến các khu vực khác, chiếm giữ thành phố Hama và Homs, tất cả những điều này đă được lên kế hoạch cẩn thận và lâu dài, một nỗ lực nhằm thay đổi t́nh h́nh trên thực địa, thay đổi cán cân quyền lực. Chúng tôi sẽ phản đối điều này bằng mọi cách có thể, chúng tôi sẽ ủng hộ chính quyền Syria hợp pháp và thúc đẩy khôi phục đối thoại trên tinh thần Nghị quyết 2254".
Hơn 10 năm trước, Syria đă phải trải qua thảm kịch nội chiến tồi tệ, trở thành vùng đất màu mỡ cho IS hoành hành. Dù không có sự chấm dứt hoàn toàn, cuộc xung đột tại Syria nổ ra từ năm 2011 đă yên tĩnh trong nhiều năm qua sau khi Iran và Nga giúp chính quyền của Tổng thống al-Assad giành quyền kiểm soát hầu hết đất đai và tất cả các thành phố lớn. Tuy nhiên, những diễn biến căng thẳng hiện nay một lần nữa làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy của IS, thậm chí c̣n nguy hiểm hơn so với cách đây 10 năm trong bối cảnh Trung Đông đang bị tàn phá bởi nhiều cuộc xung đột và bất ổn an ninh nghiêm trọng.
VietBf@ sưu tập
|