Năm 2023, Hàn Quốc công chiếu bộ phim với tựa đề '12:12: The Day' (tạm dịch: Mùa xuân ở Seoul), tái hiện lại sự kiện đảo chính lịch sử ngày 12/12/1979, nhấn mạnh rằng không có chỗ cho các cuộc đảo chính trong tiến tŕnh dân chủ mạnh mẽ ngày nay.
Diễn viên Hwang Jung-min thủ vai nam chính trọng bộ phim tái hiện cuộc đảo chính quân sự ngày 12/12/1979. Ảnh: Hankyoreh/Plus M Entertainment).
Theo trang mạng Hàn Quốc Hankyore, cuộc đảo chính ngày 12/12/1979 của tướng Chun Doo-hwan đă đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử chính trị Hàn Quốc. Thành công của tướng Chun không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự mà c̣n nhờ vào việc lợi dụng hệ thống kiểm soát chống đảo chính, theo trang mạng Hàn Quốc Hankyoreh.
Cách ông Chun Doo-hwan thao túng quyền lực
Tháng 10/1979, Tổng thống Park Chung-hee, người đă nắm quyền qua cuộc đảo chính năm 1961, bị ám sát, để lại một khoảng trống quyền lực lớn. Chính phủ lâm thời do Tổng thống Choi Kyu-hah lănh đạo tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát t́nh h́nh, tạo điều kiện cho các thế lực quân sự tranh giành quyền lực.
Tướng Chun Doo-hwan lúc này là chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh Quốc pḥng (DSC), đă tận dụng sự hỗn loạn chính trị để thực hiện một cuộc đảo chính táo bạo. Điều đáng nói, DSC vốn là cơ quan được thiết lập để ngăn chặn các mối đe dọa đảo chính, nhưng Chun đă biến công cụ này thành phương tiện để làm điều ngược lại..
DSC được thành lập với nhiệm vụ giám sát chặt chẽ các hoạt động trong quân đội nhằm ngăn chặn bất kỳ nguy cơ lật đổ nào. Tổ chức này theo dơi các cuộc điện thoại và liên lạc của các chỉ huy, phân tích mọi dấu hiệu khả nghi để kịp thời vô hiệu hóa nguy cơ. Tuy nhiên, Chun, với vai tṛ là người đứng đầu DSC, đă lợi dụng quyền kiểm soát này để theo dơi và làm suy yếu các đối thủ chính trị, theo Hankyoreh.
Tổ chức Hanahoe bí ẩn
Ở thời điểm năm 1979, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan quân đội Hàn Quốc là thành viên tổ chức bí ẩn mang tên Hanahoe. Ảnh: Plus M Entertainment
Một trong những điểm mấu chốt dẫn đến thành công của Chun là mạng lưới Hanahoe, tổ chức bí mật được thành lập từ năm 1963. Hanahoe bao gồm các sĩ quan quân đội thân tín của Chun, như Roh Tae-woo và Jeong Ho-yong – những người nắm giữ các vị trí chiến lược trong quân đội. Nhờ vào sự trung thành của các thành viên Hanahoe, Chun có thể kiểm soát các đơn vị như Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt và Bộ Tư lệnh Pḥng thủ Thủ đô Seoul – những lực lượng lẽ ra phải ngăn chặn đảo chính.
Vào tối ngày 12/12/1979, Chun và đồng minh đă tiến hành cuộc đảo chính kéo dài chín giờ. Họ sử dụng quyền lực từ DSC để giám sát các lực lượng chống đảo chính, đồng thời chỉ huy các đơn vị quân sự thân tín chiếm giữ các vị trí trọng yếu tại thủ đô Seoul.
Một số chỉ huy quân đội, như Jeong Byeong-ju của Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt, đă cố gắng ngăn chặn cuộc đảo chính. Tuy nhiên, những sĩ quan dưới quyền, bao gồm các lănh đạo lữ đoàn đặc biệt, lại là thành viên tổ chức Hanahoe. Họ phớt lờ mệnh lệnh để Chun có cơ hội đảo chính thành công, theo Hankyoreh.
Sự trừng phạt sau đảo chính
Cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Yong-sam, người đă loại bỏ tổ chức bí ẩn Hanahoe trong quân đội. Ảnh: AFP.
Sau khi nắm quyền, Chun Doo-hwan tự ḿnh trở thành Tổng thống Hàn Quốc, nhưng nhiệm kỳ của ông bị đánh dấu bởi các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ, đặc biệt là phong trào Gwangju năm 1980. Quân đội, dưới lệnh của Chun, đă đàn áp người biểu t́nh, gây ra sự phẫn nộ trong và ngoài nước.
Năm 1993, khi lănh đạo đối lập Kim Young-sam trở thành Tổng thống Hàn Quốc, ông đă tiến hành chiến dịch “xóa sổ” tổ chức Hanahoe.
Ông Kim đă mạnh tay loại bỏ những nhân vật quân sự có liên hệ với tổ chức Hanahoe, bao gồm thay thế tổng tham mưu trưởng quân đội và chỉ huy DSC, điều chuyển những người có liên quan tổ chức này.
Đồng thời, ông Kim cũng thúc đẩy điều tra về các hành vi sai trái trong cuộc đảo chính và nhiệm kỳ của Chun. Năm 1997, ṭa án Hàn Quốc đă tuyên án Chun Doo-hwan tù chung thân và Roh Tae-woo 17 năm tù v́ tham nhũng và liên quan đến đảo chính. Mặc dù sau đó cả hai được ân xá, sự kiện này đă tạo tiền lệ quan trọng cho việc trừng phạt các cuộc đảo chính, nhấn mạnh không ai đứng trên luật pháp.
Hàn Quốc chuyển ḿnh
Trả lời phỏng vấn sau khi rời nhiệm sở, ông Kim nói buộc phải loại bỏ tổ chức bí mật Hanahoe v́ sự tồn vong của chính ḿnh. “Nếu tôi không làm điều đó, sẽ không có chính quyền Kim Young-sam, sẽ một cuộc đảo chính quân sự xảy ra”, ông nói vào năm 1999, theo Hankyoreh.
Thật vậy, những đồn đoán về một cuộc đảo chính bắt đầu lan truyền trong các cơ quan t́nh báo, quân đội và Nhà Xanh vào mùa hè năm 1993, năm ông Kim nhậm chức. Tin đồn lan truyền rằng các tướng lĩnh liên kết với tổ chức Hanahoe đang phân chia vai tṛ cho một cuộc đảo chính trong tương lai, bao gồm cả việc gây quỹ và huy động binh lính.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan bị bắt vào năm 1995. Ông bị kết án tù chung thân nhưng sau đó được ân xá. Ảnh: AFP.
Để ứng phó với những tin đồn này, chính quyền bắt đầu theo dơi chặt chẽ các cuộc tṛ chuyện qua điện thoại và hoạt động của các tướng lĩnh được coi là có khả năng lănh đạo một cuộc đảo chính và những người thân cận với họ. Chính quyền cũng đă lục tung các tài khoản ngân hàng để t́m kiếm nguồn tiền cho cuộc đảo chính.
Những tin đồn cuối cùng chỉ là tin đồn, nhưng những đồn đoán vẫn tiếp tục lan truyền khắp Seoul cho đến tận cuối năm 1993. Đây là giai đoạn Hàn Quốc đă có những bước tiến lớn trong việc củng cố nền dân chủ. Các biện pháp kiểm soát dân sự được thiết lập, đảm bảo rằng quân đội chỉ tập trung vào nhiệm vụ quốc pḥng và không can thiệp vào chính trị.
Cùng với đó, xă hội Hàn Quốc trở nên đa dạng và trưởng thành hơn về chính trị, kinh tế và văn hóa. Người dân ngày càng nhận thức rơ tầm quan trọng của dân chủ và không chấp nhận bất kỳ h́nh thức nắm quyền nào dựa trên sức mạnh quân sự.
Ngày nay, quân đội Hàn Quốc được điều hành theo nguyên tắc trung lập chính trị, dưới sự lănh đạo của các nhà chính trị dân sự được bầu cử. Những tổ chức bí mật như Hanahoe không c̣n đất sống và một cuộc đảo chính quân sự được coi là điều không thể xảy ra trong bối cảnh xă hội hiện đại.
Ngay cả khi các tướng lĩnh quân đội Hàn quốc đảo chính thành công, họ vẫn sẽ phải đối mặt với công lư một khi không c̣n nắm quyền lực, giống như kết cục của Chun Doo-hwan, theo Hankyoreh.
Năm 2023, Hàn Quốc công chiếu bộ phim với tựa đề “12:12: The Day”, tái hiện lại sự kiện đảo chính lịch sử ngày 12/12/1979, nhấn mạnh rằng dân chủ không thể song hành cùng các cuộc đảo chính. Hàn Quốc đă cho thấy rằng, thông qua sự kiên tŕ và những bài học từ quá khứ, một quốc gia có thể vượt qua bóng tối của lịch sử để tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.