Liên minh đối lập Syria cho rằng cần 18 tháng để "thiết lập môi trường an toàn, trung lập và b́nh ổn" trước khi tổ chức bầu cử.
Hadi Al-Bahra, lănh đạo Liên minh quốc gia Các lực lượng đối lập và cách mạng Syria (NCROF), ngày 8/12 cho rằng Syria nên soạn thảo hiến pháp trong ṿng 6 tháng và nêu rơ cuộc bầu cử đầu tiên sẽ là trưng cầu dân ư.
"Hiến pháp sẽ nêu rơ chúng ta nên có chế độ nghị viện, chế độ tổng thống hay kết hợp cả hai. Dựa vào đó, chúng ta sẽ tiến hành bầu cử và người dân sẽ chọn lănh đạo họ muốn", ông nói.
Ông Al-Bahra thêm rằng phe đối lập đă yêu cầu nhân viên chính quyền hiện tại tiếp tục công việc cho đến khi quá tŕnh chuyển giao quyền lực bắt đầu, đồng thời đảm bảo rằng họ sẽ không chịu tổn hại.
NCROF là liên minh các nhóm đối lập lưu vong có quan điểm phản đối chính quyền Assad, thành lập tại Qatar hồi năm 2012. Tổ chức này được Hội đồng hợp tác các quốc gia Arab Vùng Vịnh công nhận là "đại diện hợp pháp của người dân Syria", trong khi Liên đoàn Arab xem đây là "đại diện cho nguyện vọng của người dân Syria".
Tay súng Syria ăn mừng chiến thắng tại thành phố Homs ngày 8/12. Ảnh: AP
Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ chớp nhoáng sau khi cán cân quyền lực ở Trung Đông có nhiều thay đổi. Hezbollah, lực lượng Lebanon chiến đấu cùng chính phủ Assad, đă chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến với Israel. Nga, đồng minh chủ chốt khác, đang tập trung cuộc chiến ở Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày với hăng thông tấn TASS của Nga, Anas al-Abda, thành viên ủy ban chính trị của NCROF, cho biết liên minh "đang nỗ lực thực hiện nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bắt đầu giai đoạn chuyển giao ngay lập tức", đề cập tới nghị quyết kêu gọi chấm dứt thù địch và đưa ra giải pháp chính trị cho t́nh h́nh Syria.
"Chúng tôi sẽ cố gắng duy tŕ quan hệ tốt với Nga. Trong t́nh h́nh hiện tại, lợi ích chung của hai bên được xem là tối quan trọng", ông al-Abda nói khi được hỏi về tương lai hiện diện quân sự của Nga tại Syria.
Tổ chức vũ trang Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ngày 8/12 tuyên bố liên minh các lực lượng chống chính phủ đă chiếm thủ đô Damascus và chính quyền Tổng thống Assad đă sụp đổ. Bộ Ngoại giao Nga cho biết Tổng thống Assad đă từ chức và rời khỏi Syria sau khi ra lệnh chuyển giao quyền lực một cách ḥa b́nh.
Thủ tướng Mohammed al-Jalali thông báo chính phủ Syria sẵn sàng cho quá tŕnh chuyển giao quyền lực và sẽ hợp tác với lănh đạo tiếp theo của Syria do nhân dân lựa chọn.
Syria là quốc gia nằm ở khu vực Tây Á, với diện tích khoảng 185.180 km2 và có 25 triệu dân, trong đó 90% là người Arab, 9% người Kurd, cùng 1% các nhóm khác. 87% dân số Syria là người Hồi giáo, trong đó 74% là ḍng Sunni và 13% là ḍng Shiite. Ngoài ra đất nước này c̣n có các cộng đồng khác như Cơ đốc giáo và Druze.
Syria trở thành quốc gia độc lập sau khi Thế chiến II kết thúc. Năm 1966, nhóm sĩ quan quân đội thuộc cộng đồng thiểu số Alawite, những người theo một nhánh của Hồi giáo ḍng Shiite, tiến hành đảo chính quân sự để lên nắm quyền.
Tổng thống Syria Hafez al-Assad, chính trị gia thuộc cộng đồng Alawite, khi đó đă thiết lập chế độ lănh đạo cứng rắn. Sau khi ông qua đời năm 2000, con trai ông là Bashar al-Assad trở thành tổng thống Syria và nắm quyền cho đến lúc bị lật đổ.
Quốc gia này bị cuốn vào cuộc nội chiến nhiều bên kể từ khi phong trào biểu t́nh "Mùa xuân Arab" bùng phát tại Syria vào tháng 3/2011. Các nhóm phiến quân, lực lượng nổi dậy và cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi đó đă áp sát Damascus, đe dọa lật đổ chính quyền của ông Assad.
Nga, Iran cùng nhóm vũ trang Hezbollah đă giúp chính phủ Assad đảo ngược t́nh thế, giành lại kiểm soát phần lớn đất nước và đẩy phiến quân lùi về một khu vực nhỏ ở biên giới phía bắc. Cuộc nội chiến cũng khiến Syria thành chiến trường có sự hiện diện của quân đội các nước như Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước nội chiến, kinh tế của Syria chủ yếu phụ thuộc vào ngành dầu mỏ và nông nghiệp. Sau khi chiến tranh nổ ra, nền kinh tế suy giảm khoảng 35% và đồng tiền nước này giảm bằng một phần sáu giá trị trước đó.
Khủng hoảng kinh tế khiến Tổng thống Assad phải phụ thuộc nhiều hơn vào hỗ trợ từ Nga và Iran, trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ càng làm suy yếu thêm nền kinh tế Syria. GDP năm 2020 của Syria ước tính vào khoảng 11,08 tỷ USD.
VietBF@ sưu tập