Đây là loại củ được danh y Hoa Đà nổi tiếng của Trung Quốc gọi là kho báu cực tốt cho sức khỏe nếu ăn hàng ngày.
Nội dung chính:
- Tỏi - loại gia vị Việt Nam được Trung Quốc mua nhiều.
- Tác dụng của tỏi.
- Bài thuốc từ tỏi.
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc của người Việt, thường được các gia đ́nh để ở xó bếp, góc bếp.
Không chỉ là gia vị, tỏi c̣n là mặt hàng xuất khẩu đem về lợi nhuận tốt. 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gừng, tỏi, nghệ của Việt Nam tăng 3-14 lần so với cùng kỳ năm ngoái, thu về hàng triệu USD, VnExpress đưa tin.
C̣n theo Vietnamnet, trong năm 2022, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch trong năm này là hơn 17,26 triệu USD.
Tỏi là một trong những loại củ được vị danh y Hoa Đà đúc kết trong 38 bí quyết vàng về sức khỏe. Danh y Hoa Đà là 1 trong 4 nhân vật nổi tiếng nhất trong ngành Đông y Trung Quốc. Ông được xưng tụng như một thần y nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà c̣n được biết đến rất nhiều trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. 38 bí quyết này từng được xem là "phương châm sống thọ" của rất nhiều người.
Một trong bí quyết đầu tiên được Hoa Đà nhắc tới là việc sử dụng tỏi, ông viết: “Tỏi là một kho báu quư giá, ăn chúng thường xuyên sẽ rất tốt sức khỏe”.
Tác dụng của tỏi
Theo sách 'Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam' của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, tỏi có tên khoa học là Allium sativum L.; thuộc họ Hành Alliaceae. Tỏi c̣n có tên gọi khác là Đại toán, Tỏi ta, được trồng rộng răi trên khắp thế giới, là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đ́nh.
Thành phần chủ yếu của tỏi là allicin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu...
Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào hai kinh can và vị... Tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa các bệnh liên quan đến phụ khoa, trị giun sán, tiêu tích trệ do kư sinh trùng gây ra ở đường tiêu hóa, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ…
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3, cho hay tỏi được trồng làm gia vị, và c̣n được dùng làm thuốc nam khá phổ biến. Tỏi được dùng điều trị nhiều bệnh lư giao mùa như cảm cúm, ho gà. Tỏi c̣n có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, đau thần kinh tọa, tẩy giun kim. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài cho thấy tỏi có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Ăn tỏi giúp giảm cholesterol, giảm huyết áp, lợi tiểu, kích thích hệ miễn dịch, ngoài ra tỏi c̣n có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ với một số loại vi khuẩn. Tỏi có thể dùng chữa các bệnh tiêu hóa kém, ho, viêm phế quản mạn tính, ngộ độc, tiểu tiện khó… Ăn tỏi thường xuyên giúp pḥng ngừa cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng, bác sĩ Vũ nói.
Một số bài thuốc từ tỏi
- Chữa giun kim, giun móc: Tỏi 100g bóc vỏ giă nhuyễn ngâm với 1 lít nước (trong 24 giờ). Buổi tối trước khi đi ngủ dùng vệ sinh hậu môn.
- Chữa lỵ amip: Dùng 15g tỏi ăn sống.
- Trừ đờm, chữa ho, ho gà, ho lao: Tỏi 3g, bác bộ 30g, tử uyển 30g. Tỏi bóc vỏ giă, bảo quản ngăn mát tủ lạnh (hoặc nơi mát). Bách bộ, tử uyển sắc lấy nước thêm đường cô đặc thành siro, sau đó thêm nước tỏi giă, ngày uống 3-4g.
- Chữa tăng huyết áp: Tỏi 10g, cồn 60 độ 50g ngâm với tỏi trong 24 giờ. Trong thời gian ngâm, lượng cồn sẽ bay hơi và giảm độ. Lưu ư dùng với liều lượng nhỏ từ 1-2 giọt/lần. Trước khi dùng nên tham khảo ư kiến của người có chuyên môn về y học cổ truyền và bác sĩ điều trị.
VietBF@sưu tập