EU thảo luận khả năng thiết lập quỹ 500 tỷ euro cho các dự án quốc pḥng, nhằm tăng chi tiêu quân sự, ứng phó với những lời đe dọa từ ông Trump.
"Chúng tôi đă chi 350 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine, trong khi châu Âu mới chi có 100 tỷ USD. Tại sao châu Âu không chi nhiều như chúng tôi", Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn ngày 8/12. "Châu Âu nên cân bằng với Mỹ".
Khi được hỏi nếu các nước thành viên NATO ở châu Âu không đáp ứng được các yêu cầu tài chính "công bằng" mà ông Trump đặt ra, liệu Mỹ có rút khỏi NATO hay không, Tổng thống đắc cử trả lời: "Chắc chắn rồi".
Tuyên bố này của ông Trump khiến các quốc gia NATO ở châu Âu lo ngại, bởi ông từng cảnh báo Mỹ sẽ không bảo vệ các thành viên không chi tiêu cho quốc pḥng theo mức cam kết 2% GDP.
Những lời đe dọa đó cũng thúc đẩy châu Âu xem xét lựa chọn chi tiêu quốc pḥng quyết liệt hơn. Các quan chức châu Âu cấp cao đang tập trung vào phương án thiết lập một cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu được đảm bảo bởi chính quốc gia tham gia.
Mô h́nh này sẽ tiếp nhận cả quốc gia không thuộc EU, như Anh và Na Uy, các nguồn tin tham gia đàm phán nói với Financial Times. Các bên chưa nhất trí về số tiền cụ thể, nhưng được cho là cần hơn 500 tỷ euro (528 tỷ USD).
Binh sĩ Na Uy di chuyển qua các phương tiện chở thiết bị quân sự chuẩn bị được đưa lên tàu ở cảng Orkanger ngày 4/12. Ảnh: AFP
Theo các nguồn tin, do phạm vi quỹ mở rộng ngoài EU, những hạn chế của liên minh về cách chi tiêu số tiền này sẽ không được áp dụng. Các nước trung lập về quân sự như Áo, Malta, Ireland và Cyprus có thể chọn không tham gia kế hoạch, thay v́ phải phủ quyết.
Hà Lan, Phần Lan và Đan Mạch nh́n chung ủng hộ sáng kiến. Lập trường của Đức chưa rơ ràng và c̣n tùy thuộc kết quả bầu cử liên bang tháng 2/2025. "Quá tŕnh thảo luận đang có tiến triển", một quan chức ngoại giao EU cấp cao nói. "Nhưng vẫn chưa rơ cách Berlin nh́n nhận vấn đề".
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, 500 tỷ euro là mức tối thiểu cần cho thập kỷ tiếp theo để đáp ứng nhu cầu an ninh của châu lục. Theo ủy viên EU về quốc pḥng Andrius Kubilius, số tiền này có thể chi cho các dự án chung, như dự án pḥng không mà Ba Lan và Hy Lạp đề xuất.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) sẽ được đề nghị giữ vai tṛ kỹ thuật, giúp quản lư quỹ và điều hành trên thị trường vốn, các nguồn tin cho biết. Tuy nhiên, chính sách hiện tại của EIB không cho phép ngân hàng này tài trợ trực tiếp cho đầu tư vũ trang.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết các lănh đạo EU đă thay đổi quan điểm so với hồi đầu năm. Ông Mitsotakis hồi tháng 3 đề xuất sáng kiến trái phiếu chung Eurobond cho quốc pḥng EU, nhưng "chỉ nhận được phản ứng hờ hững". Giờ đây, ông cảm nhận được "tính cấp bách mới" do các thách thức an ninh mà châu Âu phải đối mặt và sự trở lại của ông Trump.
"Sự đồng thuận về tăng chi quốc pḥng ngày càng lớn, và có lẽ đă đến lúc thiết lập một cơ chế chung để tài trợ các dự án, v́ lợi ích tập thể", ông Mitsotakis nói. "Đức và Pháp là bên hưởng lợi rơ nhất từ việc châu Âu tăng chi cho quốc pḥng". Italy và Tây Ban Nha cũng là "người chơi lớn" trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Tài chính Ba Lan Pawel Karbownik cho rằng châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài tăng đầu tư cho quốc pḥng. "Chúng ta cần phải có khả năng tự bảo vệ trong kịch bản tồi tệ nhất", ông Karbownik nói.
"Ông Trump trong nhiệm kỳ hai là chất xúc tác để EU hành động nhiều hơn v́ Ukraine cũng như v́ an ninh và quốc pḥng của chính khối này", Mujtaba Rahman, nhà phân tích tại Eurasia Group, nhận định.
Brussels hy vọng việc tăng tiền tài trợ cho những dự án mua sắm vũ khí sẽ thúc đẩy các nhà thầu quốc pḥng đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều vấn đề liên quan cách sử dụng quỹ cần phải giải quyết.
"Chúng tôi không phản đối chi thêm tiền cho quốc pḥng", một quan chức tham gia thảo luận nói. "Nhưng cần phải ưu tiên xác định chính xác số tiền này sẽ được chi vào mục đích ǵ".
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo ở Bedminster, bang New Jersey, ngày 15/8. Ảnh: AP
Pierre Haroche, phó giáo sư về chính trị châu Âu và quốc tế, Đại học Công giáo Lille, Pháp, nói ngoài tăng chi quốc pḥng, châu Âu c̣n hai lựa chọn khác để ứng phó các thách thức an ninh.
"Châu Âu có thể chú trọng vào mua sắm chung để sở hữu năng lực chiến lược đắt tiền đang phải dựa vào Mỹ, như vệ tinh quân sự, do thám trên không, hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo", ông Haroche nói với Euractiv.
Hướng tiếp cận này đ̣i hỏi các thành viên châu Âu phải cam kết hợp tác chặt chẽ. Nhưng những dự án như vậy thường mang tính trung hạn, không thể đáp ứng nhu cầu cấp bách trong ngắn hạn liên quan chiến sự Ukraine.
Lựa chọn sau cùng là tập trung vào những thiết bị, khí tài tiêu hao như đạn pháo, UAV, tên lửa. Phương án này vừa có thể hỗ trợ Ukraine đối phó Nga, vừa giúp trụ cột NATO ở châu Âu có thêm năng lực pḥng thủ đáng tin cậy.