Theo như Trung Quốc mới đây lến tiếng chính thức thông xe công trình vượt biển mới lập kỷ lục thế giới về cầu vượt biển Huangmao mới thuộc mạng lưới giao thông đa chiều ở miền nam Trung Quốc. Chỉ sau 4 năm rưỡi xây dựng, công trình được thông xe vào ngày 11/12 từ trụ ‘thắt eo’ cao ngang toà nhà 86 tầng, khẳng định trình độ đỉnh cao khi xây thần tốc trong hơn 4 năm.
Cây cầu nối liền thành phố Chu Hải và thành phố Giang Môn ở tỉnh Quảng Đông. Đây là một dự án lớn tiếp nối sau Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Macao và Cầu Thâm Quyến - Trung Sơn của Trung Quốc.
Việc xây dựng bắt đầu từ ngày 6/6/2020. Theo Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản thuộc Sở hữu Nhà nước của Quốc vụ viện (SASAC), cầu Huangmao là cầu dây văng cao tốc ba tháp có nhịp dài nhất thế giới. Tổng chiều dài tuyến đường là 31 km, riêng đoạn qua biển dài khoảng 14,5 km.
Với 5 trụ cao sừng sững giữa trời, câu cầu tạo nên điểm nhấn là trụ bê tông “thắt eo” tựa như Tháp Quảng Châu. Chiều cao trụ cầu khoảng 260 mét, tương đương toà nhà 86 tầng.
Cây cầu cao tốc hai chiều có 6 làn xe. Phương tiện giao thông có thể di chuyển trên cầu với vận tốc lên đến 100 km/h. Sau khi thông xe, cây cầu sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Chu Hải và Giang Môn từ hơn 1 giờ xuống còn khoảng 30 phút.
Tổng vốn đầu tư của dự án là khoảng 12,49 tỷ nhân dân tệ. Kể từ khi bắt đầu xây dựng, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc đã đặt mục tiêu "xây một cây cầu vượt biển đẳng cấp thế giới và tạo ra một dự án an toàn có chất lượng hàng thế kỷ".
Cây cầu có thể chống chịu với độ ăn mòn cao của nước biển, nguy cơ va chạm với tàu thuỷ và vững vàng trước bão lớn. Bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, năng suất lao động được cải thiện, tiến độ thi công được đẩy nhanh, giảm chi phí dự án, nâng cao chất lượng công trình, cải thiện môi trường sinh thái.
Trong quá trình xây dựng, Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc đã cải tiến và phát triển thành công một loại máy dựng cầu mới có độ linh hoạt, động cơ tốt và mạnh hơn để giải được những bài toán khó trong thi công.
Đội kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng còn sử dụng nền tảng 3D thông minh BIM để thiết kế, xây dựng và quản lý công trình hiệu quả hơn. Họ cũng áp dụng hệ thống điều khiển thông minh để cải thiện đáng kể chất lượng và hiệu quả xây dựng.
Dự án mang tính bước ngoặt này dự kiến sẽ tăng cường khả năng kết nối và thúc đẩy hội nhập kinh tế tại Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông – Macao, kết nối các siêu đô thị và thành phố lân cận.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông – Macao thành hình mẫu phát triển chất lượng cao, một khu vực vịnh hàng đầu thế giới và một cụm thành phố đẳng cấp quốc tế