Bệnh nhiễm trùng là thách thức bất tận đe dọa sức khỏe nhân loại, bởi tác nhân gây bệnh luôn tiến hóa, trỗi dậy hoặc tái trỗi dậy.
"Thách thức của bệnh nhiễm trùng là bất tận và sự đáp trả của con người đối với thách thức này cũng phải bất tận", TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM, nói tại hội nghị khoa học của Hội Y học TP HCM ngày 21/12.
Theo bác sĩ Châu, đại dịch đă đe dọa nhân loại từ xa xưa, c̣n được gọi là "thần chết đen", làm giảm đáng kể dân số khu vực có dịch. Tính đến nay, các bệnh truyền nhiễm đă gây khoảng 200 triệu ca tử vong toàn cầu. Riêng trong thế kỷ 14, khoảng 10 triệu người đă tử vong do dịch hạch. Cách đây 100 năm, đại dịch cúm xảy ra ở châu Âu, khiến 50 triệu người tử vong.
Bệnh truyền nhiễm tính lây truyền, tạo các trận dịch, thậm chí là đại dịch toàn cầu. Tác nhân gây bệnh là vi sinh vật, có thể xảy ra trên người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, phụ thuộc rất lớn vào cơ địa bệnh nhân. Bệnh có thể điều trị khỏi, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn từ một t́nh trạng rất nặng, dọa tử vong. Nếu hồi phục, người bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ đối với bệnh tái nhiễm. Có thể pḥng bệnh hiệu quả dựa vào vaccine và ngăn ngừa vector trung gian truyền bệnh.
Bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM điều trị người nhiễm Covid-19, tháng 4/2023. Ảnh: Quỳnh Trần
Người đứng đầu Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM cho rằng điều lo ngại là nhiều dịch bệnh mới nổi, tái nổi liên tục xuất hiện, trong khi số lượng phát sinh ra kháng sinh mới đang giảm dần. Tác nhân gây bệnh luôn tiến hóa do đột biến gene nhằm thích ứng cao với mọi áp lực, bao gồm hệ miễn dịch của con người, kháng sinh và các yếu tố môi trường.
Penicillin - "vũ khí" đối phó bệnh nhiễm trùng chỉ mới được t́m ra khoảng 100 năm nay. Thuốc kháng sinh này thời điểm đó được xem là "thần dược", rất hiệu quả để điều trị bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh lậu. Tuy nhiên, sự thành công này của nhân loại rất nhỏ bé. Vi khuẩn kháng thuốc liên tục xuất hiện, với bất cứ kháng sinh nào t́m ra được.
Hiện nay số lượng phát minh kháng sinh ngày càng giảm dần, 2-3 năm, thậm chí 5-10 năm mới có một kháng sinh mới. Điều này khiến nhân loại đứng trước lo ngại t́nh h́nh tử vong do kháng thuốc thời gian tới gia tăng. Ước tính đến năm 2050, sẽ có khoảng 10 triệu người chết hàng năm do kháng thuốc, nhiều hơn số người tử vong trong đại dịch Covid-19.
"Có một cuộc chiến không có hồi kết giữa biện pháp trị liệu thông minh của con người và sự biến đổi thích nghi của vi sinh vật", bác sĩ Châu nói.
Để ứng phó với thách thức bất tận của bệnh nhiễm trùng cần có chiến lược tiếp cận bao quát trên nhiều mặt trận khác nhau, một cách toàn diện, hệ thống. Việc nghiên cứu khoa học, phân tích, rút bài học kinh nghiệm các trận dịch quá khứ là biện pháp không thể thay thế để ứng phó lại các đợt bùng phát của các tác nhân mới nổi, tái trỗi dậy trong tương lai. Tiếp tục phát triển các kỹ thuật chẩn đoán để chẩn đoán nhanh các bệnh nhiễm trùng, khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
Các biện pháp tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm tạo phản ứng bảo vệ thông qua nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, thuốc sinh học, các vaccine thế hệ mới là giải pháp cơ bản để sống chung với thế giới vi sinh vật.
VietBF@sưu tập