Chanh giàu vitamin C, ít calo, tác dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm...Người bị sốt có thể uống một cốc nước chanh để cung cấp kali và năng lượng, giảm căng thẳng, ngủ ngon. Người bị khó tiêu có thể uống nước chanh pha loăng giúp hỗ trợ tiêu hóa. Hỗn hợp chanh tươi - mật ong pha uống buổi sáng tốt cho tiêu hóa, trị đau họng, trị ho khi trời trở lạnh.
Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước chanh có thể chữa ung thư, thậm chí là khối u lành tính. Chanh có vị chua và tính axit. Người bị dạ dày, đường ruột không nên dùng chanh tươi có thể gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng. Không nên uống nước chanh khi đang đói, dễ đau dạ dày. Axit trong chanh có thể gây ṃn men răng, không nên ăn nhiều.
Không nên uống nước chanh lúc đói gây hại dạ dày. Ảnh: Upsplash
Một số quan niệm khác như ăn đường làm ung thư phát triển hơn cũng không có bằng chứng khoa học. Hay người bị ung thư không ăn thịt đỏ, không được động dao kéo, không được ăn đồ ngọt... cũng thiếu chính xác. Sai lầm này khiến người bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh nên ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua.
Không nên nghe lời truyền miệng, tự ư điều trị bằng lá cây hay thuốc gia truyền khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, có thể gây vỡ u, chảy máu, tắc ruột... phải tới viện cấp cứu. Người dân nên định kỳ sàng lọc phát hiện sớm bất thường cơ thể, tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí.
VietBF@sưu tập