Theo như ban đầu, có nhiều người dân Mỹ nhầm lẫn cảnh tượng vệ tinh Trung Quốc rơi với hiện tượng mưa sao băng hoặc một thiên thạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhanh chóng xác nhận quả cầu lửa là vệ tinh GaoJing 1-02 (hay Superview 1-02), một trong bốn vệ tinh thuộc cḥm vệ tinh ghi h́nh ảnh tầm thấp mà Trung Quốc đă phóng vào quăng đầu năm 2016 vừa qua.
Vệ tinh rơi xuống thành nhiều mảnh vỡ rực sáng làm người dân Mỹ tưởng đó là thiên thạch
Dân Mỹ ở các tiểu bang như Mississippi, Missouri, Arkansas bổng thấy quả cầu lửa rực sáng trên bầu trời và cho đó là thiên thạch đang rơi nhưng nhà chức trách xác nhận đó là vệ tinh do thám của Trung Quốc
Tối ngày 21/12, một vệ tinh được cho là do thám h́nh ảnh của Trung Quốc đă ngừng hoạt động từ trước, đă bất ngờ lao vào khí quyển và tạo nên quả cầu lửa rực sáng trên bầu trời đứng khu vực của nước Mỹ. Hiện tượng ngoạn mục này đă được ghi lại bởi người dân tại Mississippi, Missouri, Arkansas và các bang lân cận.
Ban đầu, nhiều người nhầm lẫn cảnh tượng này với hiện tượng mưa sao băng hoặc một thiên thạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhanh chóng xác nhận quả cầu lửa là vệ tinh GaoJing 1-02 (hay Superview 1-02), một trong bốn vệ tinh thuộc cḥm vệ tinh ghi h́nh ảnh tầm thấp mà Trung Quốc đă phóng vào quăng đầu năm 2016.
Nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại Trung tâm Vật lư Thiên văn Harvard-Smithsonian đă xác nhận thông tin trên và viết trên X (Twitter): "Vệ tinh GaoJing 1-02, do SpaceView có trụ sở tại Bắc Kinh vận hành, đă quay lại bầu khí quyển trên khu vực New Orleans vào lúc 10h8 tối giờ CST, di chuyển về phía bắc qua Mississippi, Arkansas và Missouri, được rất nhiều người quan sát".
McDowell cũng cho biết vệ tinh đă ngừng hoạt động từ tháng 1/2023 và tái nhập bầu khí quyển trong t́nh trạng không được kiểm soát. "Chúng tôi biết vệ tinh sẽ rơi hôm nay, nhưng chỉ ước tính thời gian trong khoảng +2 giờ, nên không thể xác định chính xác điểm rơi", ông chia sẻ.
Nhà khoa học NASA Marc Fries, sử dụng dữ liệu công khai để xác minh các sự kiện liên quan đến vệ tinh tái nhập, nhấn mạnh rằng ít nhất 4 radar thời tiết đă phát hiện mảnh vỡ rơi xuống khi quả cầu lửa bay qua bầu trời Jackson, Mississippi, trước khi di chuyển sang Arkansas và Missouri.
Trong khi đó, Hội Thiên thạch Mỹ đă nhận được ít nhất 120 báo cáo từ người dân về quả cầu lửa tạo nên bở́i vệ tinh bốc cháy.