Mansour Saleh, 25 tuổi, tốt nghiệp ngành lịch sử tại Sanaa, luôn theo dơi sát diễn biến chính trị và quân sự ở Syria trong thời gian gần đây.
Các tay súng của Houthi ngồi trên nóc xe bọc thép tham gia cuộc biểu t́nh đoàn kết với người dân Palestine ở Sanaa, Yemen, ngày 24/8. (Ảnh: Reuters)
"Gây sốc", "bí ẩn" và "bất ngờ", là một số từ mà anh dùng để mô tả những diễn biến xảy ra ở Syria trong tháng này. Sự sụp đổ của nhà lănh đạo Syria Bashar al-Assad vào đầu tháng 12 khiến hàng triệu người Yemen phải suy nghĩ về những ǵ đang chờ đợi đất nước của họ.
Một số người cho rằng sự sụp đổ của lực lượng Houthi thân Iran có thể trở thành "bất ngờ tiếp theo" của khu vực. Houthi đang kiểm soát thủ đô Sanaa, phần lớn miền bắc và miền tây Yemen.
"Bạn bè tôi có quan điểm khác nhau. Một số người gọi điện cho tôi, vui mừng về sự lu mờ của chế độ Syria, nhưng những người khác buồn v́ viễn cảnh như vậy. Chúng tôi là một xă hội bị chia rẽ sâu sắc", Saleh nói với Al Jazeera.
Thất bại của chính quyền al-Assad dường như mang tính cá nhân đối với phe ủng hộ Houthi, những người coi ḿnh là một phần của "trục kháng chiến" do Iran lănh đạo để chống lại Israel và Mỹ.
Dưới thời chính quyền Tổng thống al-Assad, Syria được coi là một phần quan trọng của trục này và là tuyến đường vận chuyển vũ khí giữa Iran, Iraq và Li-băng.
Ông Abdulrahman Ali, 40 tuổi, sống ở Sanaa, cho rằng sự sụp đổ của Tổng thống al-Assad là "mất mát lớn".
"Khi xem tin tức thấy Damascus rơi vào tay phe đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, tôi đă khóc. Cá nhân tôi không quan tâm đến ông Bashar. Điều quan trọng là sức mạnh của trục kháng chiến", Ali nói.
Lực lượng Houthi đă giành quyền kiểm soát Sanaa bằng vũ lực từ tháng 9/2014, sau đó đẩy chính phủ được quốc tế công nhận khỏi thủ đô. Houthi là một phần của "trục kháng chiến", bên cạnh các nhóm dân quân ở Iraq, Hezbollah của Li-băng. Chính phủ Syria trước đây cũng là một phần của trục này.
Việc Houthi tiếp quản thủ đô đă dẫn đến cuộc chiến với lực lượng do Ả-rập Xê-út và UAE đi đầu, nhằm giành lại quyền kiểm soát Yemen.
Tháng 4/2022, một lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc bảo trợ đă giúp chấm dứt chiến sự, nhưng quyền kiểm soát vẫn được chia cho nhiều nhóm khác nhau, bao gồm Houthi, chính phủ Yemen và Hội đồng chuyển tiếp miền Nam ở phía nam và phía đông.
Ngày nay, những người Yemen ủng hộ Houthi như Ali cho rằng chiến tranh có thể sẽ tái diễn ở Yemen.
"Kịch bản hiện tại ở Syria có thể lôi kéo các nhóm chống Ansar Allah phát động chiến tranh. Điều đó sẽ đẩy chúng tôi vào một chu kỳ bạo lực mới ", ông nói. Ansar Allah là tên gọi chính thức của Houthi.
Mohammed Ali al-Houthi, một thành viên cấp cao của Hội đồng Chính trị Tối cao Houthi tại Sanaa, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh ngày 12/12 rằng ban lănh đạo Houthi không sợ giao tranh tái diễn.
"Bất kỳ hành động ngu ngốc nào của kẻ thù Israel chống lại Yemen sẽ kích hoạt các hoạt động [quân sự] của lực lượng vũ trang Yemen", ông tuyên bố.
Với phe phản đối Houthi, sự sụp đổ của chính quyền al-Assad là chiến thắng của tự do và là thất bại của chế độ chuyên chế.
“Cuối cùng, người dân Syria đă giành lại công lư. Chế độ Assad đă sụp đổ sau 54 năm… bất kể Houthi tiếp tục bao lâu, họ sẽ phải chịu chung số phận”, Faisal Mohammed, một giáo viên 39 tuổi ở Taiz - thành phố phần lớn do lực lượng chống Houthi kiểm soát, nói với Al Jazeera.
Bối cảnh thay đổi
Với sự hỗ trợ về vũ khí và chuyên gia từ Iran trong suốt thập kỷ qua, người Houthi đă chiến thắng nhiều trận chiến chống lại các lực lượng ủng hộ chính phủ Yemen và siết chặt quyền kiểm soát ở nhiều vùng rộng lớn của nước này.
Cho đến nay, Houthi có vẻ an toàn về mặt quân sự và chính trị sau khi Ả-rập Xê-út không c̣n can dự. Ngược lại, phe chống Houthi đang ở t́nh thế yếu kém và chia rẽ. Trên thực tế, có vẻ chính phủ Yemen sẽ phải chấp nhận một số h́nh thức thỏa thuận với Houthi hoặc bị Ả-rập Xê-út quay lưng.
Tuy nhiên, các sự kiện diễn ra gần đây trong khu vực rộng, nhất là sự suy yếu của Iran và các đồng minh trong xung đột với Israel, đă mang lại cho phe chống Houthi hy vọng rằng t́nh h́nh đă thay đổi.
Mohammed Abdu, một nhà báo Yemen sống tại Taiz chuyên viết về chính trị và chiến tranh, nói với Al Jazeera rằng một cuộc chiến để đánh bật Houthi sẽ khó khăn, v́ lực lượng này có hàng ngàn chiến binh và kho vũ khí lớn.
"Nỗ lực chung của chính phủ Yemen cùng các đồng minh khu vực và quốc tế có thể đẩy nhanh sự sụp đổ của Houthi", ông Abdu nhận định.
Tuy nhiên, đối với một số người Yemen, sự sụp đổ của chính quyền Assad là lời cảnh tỉnh.
"Syria cho chúng ta thấy rằng việc lật đổ một nhà lănh đạo chưa phải là kết thúc của câu chuyện . Điều quan trọng là những ǵ xảy ra tiếp theo. Nếu Syria không t́m thấy ḥa b́nh, chúng ta sẽ phải đối mặt với cùng một chu kỳ bạo lực vô tận", Yunis Saleh, một người bán hàng ở Sanaa cho biết.
Những người Yemen mệt mỏi v́ chiến tranh đồng t́nh với quan điểm này, bất kể họ theo đảng phái chính trị nào. Đối với họ, sự sụp đổ của chính quyền Assad cho thấy cần t́m ra giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng kéo dài hàng thập kỷ ở Yemen.
Cuộc chiến giữa chính phủ Yemen được Ả-rập Xê-út và Houthi đă gây ra thảm họa nhân đạo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vào tháng 3 năm nay rằng khi cuộc xung đột ở Yemen bước sang năm thứ 10, hơn một nửa dân số của đất nước này rất cần viện trợ.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, có 17,8 triệu người cần hỗ trợ y tế, trong đó một nửa là trẻ em; 4,5 triệu người phải di dời; và hơn 3.700 trường học đă bị hư hại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
VietBF@sưu tập