Samsung phải đối diện với áp lực giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nhà máy, lao động và chuỗi cung ứng tại Việt Nam? PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng - giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đă có phân tích.
Các công ty đầu tư và nghiên cứu của Hàn Quốc dự báo, lợi nhuận của Samsung Electronics trong năm 2025, ước tính sẽ giảm đến hàng ngh́n tỷ won. Lư do xuất phát từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ quốc tế và lo ngại về khả năng tăng thuế đối với các lĩnh vực, bao gồm cả bán dẫn, dưới thời tân Tổng thống Donald Trump.
Thực tế này đang hiện hữu rơ khi tại Việt Nam, Samsung Electronics vừa công bố báo cáo tài chính 9 tháng, cho biết doanh thu từ 4 nhà máy chính của hăng tại Việt Nam tăng 3,3%, tuy nhiên tổng lợi nhuận lại giảm 23,6%.
Nói thêm về điều này, trao đổi với Sputnik, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng - giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá, từ những năm 1992 chiến lược Samsung thử nghiệm đă chứng minh được sự thành công. Song gần đây, tốc độ cạnh tranh từ đối thủ Trung Quốc càng ngày càng nhanh và mạnh.
“Từ bốn năm trước, khi Samsung ra một mẫu điện thoại mới, th́ Hoa Vĩ (Huawei) ra được 4 mẫu, tức gấp 4 lần so với Samsung. Chiến lược của Huawei cho thấy, càng ngày càng đi vào chiều sâu và vươn tới công nghệ chưa từng có để “bứt phá mọi giới hạn”.
Đến nay, trong điều kiện có sự biến động lớn của thị trường thế giới, đặc biệt với các gă khổng lồ công nghệ khác đang cạnh tranh rất mạnh như Apple, Huawei và khả năng sẽ thêm đối thủ khác trong tương lai. Tất nhiên, “miếng bánh” tổng lợi nhuận của ngành công nghiệp bán dẫn (công nghiệp điện tử cao cấp) chắc chắn sẽ chia nhỏ”, chuyên gia nh́n nhận.
Trên thị trường smartphone, Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ cả Apple và Huawei, khi thị phần của hăng tại Trung Quốc giảm xuống dưới 1%. Tập đoàn này thậm chí được cho là sẽ cắt giảm nhân sự toàn cầu vào cuối năm nay.
Việc phải cạnh tranh với các ông lớn công nghệ từ Mỹ và Trung Quốc, kết hợp với chi phí đầu vào tăng đă khiến nguồn thu của “gă khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc giảm sút.
“Theo tôi trong bối cảnh hiện nay đang có sự dịch chuyển nguồn lực toàn cầu. Yếu tố đầu vào tại Việt Nam không c̣n rẻ như trước. Việt Nam hiện đă sửa Luật đất đai, Luật Lao động. Theo đó, giá đất và giá nhân công cũng đă tăng. Bởi vậy, dù doanh thu tăng lên nhưng giá yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn, chắc chắn biên lợi nhuận giảm. Thị trường tăng, thị phần mở rộng, song tốc độ mở rộng chậm hơn so với yếu tố đầu vào”.
Nói về sự cạnh tranh, so sánh Samsung và Huawei, theo PGS. TS. Lạng, về mặt đầu tư Huawei được đầu tư cao hơn, mạnh hơn, cấp tập hơn cả về quy mô đầu tư, chất lượng và thành tựu Huawei đều cho thấy vượt trội hơn so với Samsung.
“Tôi cho rằng, thành tựu Huawei đang cho thấy nhiều công nghệ bứt phá so với Apple và Samsung. Cách đây ba năm, bản thân TGĐ của Huawei cũng đă khẳng định rằng, Huawei đă đi trước gă khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới.
Theo đó, tôi nghĩ rằng, thị phần lợi nhuận dựa trên tính chất công nghệ cao vừa phải chắc chắn sẽ giảm. C̣n lĩnh vực công nghệ “nhọn” may ra sẽ đem đến tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng chi phí”.