Trải qua hàng ngh́n năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam xuất hiện rất nhiều anh hùng dân tộc, vị tướng tài giỏi. Nhưng người đầu tiên xuất binh đánh Trung Hoa th́ phải nhắc đến nhân vật lừng lẫy này.
Lư Thường Kiệt (1019 - 1105), tên thật là Ngô Tuấn, xuất thân từ phả hệ họ Ngô Việt Nam. Ông vốn là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, sống tại phường Thái Ḥa (thuộc phía trên khu vực Bách Thảo, Hà Nội hiện nay). Như vậy, ông là người Thăng Long gốc. Lư Thường Kiệt chính là hậu duệ của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập, con trưởng của Ngô Quyền. Cha ông, Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cũng là một vơ tướng danh tiếng. Sinh ra trong một gia đ́nh truyền thống quân sự, Lư Thường Kiệt từ nhỏ đă được học vơ nghệ và không ngừng rèn luyện văn chương, tạo nên một con người toàn tài.
Cái tên Lư Thường Kiệt gắn liền với những chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai. Với chiến lược "tiên phát chế nhân", ông đă trực tiếp chỉ huy quân đội Đại Việt tiến công sang đất Tống, giành được thắng lợi vang dội, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc.
Trong lịch sử nước nhà, Lư Thường Kiệt là người đầu tiên xuất binh tiến đánh Trung Quốc. Ảnh minh họa
Vào năm 1072, khi vua Lư Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức kế vị ngôi báu lúc chỉ mới 7 tuổi, lấy niên hiệu là Lư Nhân Tông. Trong giai đoạn này, Thái phi Ỷ Lan nắm quyền nhiếp chính, cùng sự hỗ trợ của các đại thần như Lư Thường Kiệt và Lư Đạo Thành, bảo đảm triều đ́nh ổn định.
Mặc dù t́nh h́nh Đại Việt thời điểm đó vẫn yên ổn, nhưng nhờ hệ thống do thám, triều đ́nh nắm được âm mưu của nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trước mối đe dọa đó, trong khi quân Tống đang tập trung lực lượng và huấn luyện để tiến đánh, thái úy Lư Thường Kiệt dâng lên kế sách: “Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ găy mũi nhọn của chúng”. Từ đó, chiến lược "tiên phát chế nhân" được quyết định.
Lư Thường Kiệt được cho là người viết bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Ảnh minh họa
Theo kế hoạch, Lư Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ tiến công nhà Tống cả trên bộ lẫn trên biển. Quân Đại Việt nhanh chóng phá hủy các đồn trại, căn cứ quân sự và hậu cần quan trọng của địch, trải dài từ Khâm Châu, Liêm Châu đến thành Ung Châu. Cuộc tấn công mạnh mẽ và bất ngờ này đă làm rúng động nhà Tống và là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử nước ta.
Trong các trận đánh vào thành địch, Lư Thường Kiệt áp dụng chiến thuật cường công, kết hợp linh hoạt nhiều phương thức như đánh chặn, tiến công bao vây, tập kích, đột kích. Đặc biệt, ông sáng tạo việc đào hầm, cho quân bất ngờ tấn công từ dưới ḷng đất chui lên, khiến quân địch hoang mang, lúng túng, không biết cách nào đối phó.
Sau khi giành thắng lợi ở các trận đánh, Lư Thường Kiệt chủ động lui quân về nước để củng cố pḥng tuyến và chuẩn bị đối phó với phản công từ nhà Tống. Mặc dù không tiến sâu hơn vào lănh thổ nhà Tống, nhưng chiến dịch tập kích bất ngờ của quân dân Đại Việt đă khiến nhà Tống rơi vào thế bị động, hoang mang, và làm giảm ư chí xâm lược.
Chiến thắng trong cuộc chiến Tống - Việt không chỉ là một dấu son trong lịch sử dân tộc mà c̣n là niềm tự hào ngàn đời của người Việt Nam. Ngược lại, thất bại này trở thành nỗi hổ thẹn không thể xóa nḥa đối với nhà Tống và các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Thất bại trong chiến tranh với Đại Việt c̣n kéo theo sự sụp đổ sự nghiệp chính trị của Vương An Thạch, một trong những nhà kinh tế, chính trị và văn hóa kiệt xuất nhất lịch sử Trung Quốc, đồng thời là người khởi xướng chủ trương xâm lược Đại Việt. Sau chiến tranh, ông bị vua Tống phế chức tể tướng, buộc phải lui về quê sống ẩn dật, trồng cây và làm vườn.
Dù Vương An Thạch sau này được tôn vinh là một trong "Đường Tống bát đại gia" (tám đại văn hào nổi tiếng đời Đường và Tống), nhưng sai lầm nghiêm trọng trong cuộc chiến Tống - Việt đă làm hoen ố danh tiếng của ông, khiến cuộc đời ông không đạt được vinh quang trọn vẹn trong lịch sử.
VietBF@ sưu tập