Đă bao giờ v́ một trở ngại nhỏ mà bạn sa đà vào một ṿng xoáy suy nghĩ tiêu cực đầy phi lư như: Nếu trượt kỳ thi này, tôi sẽ không thể t́m được việc và trở thành kẻ thất nghiệp. Nếu căi nhau và mối t́nh này tan vỡ, tôi sẽ không t́m được ai khác và không bao giờ hạnh phúc. Hầu hết ai cũng từng trải qua suy nghĩ cực đoan như thế này, nhưng với một số người đây lại là một thói quen.
Đây là những ví dụ điển h́nh về việc bạn đang đẩy suy nghĩ đi quá xa (over-reading into things). Nó thường xuất hiện khi bạn gặp một vấn đề và h́nh dung về 7749 viễn cảnh xấu nhất, dù chúng gần như sẽ không xảy ra. V́ vậy nó c̣n được gọi là suy nghĩ thảm khốc (catastrophic thinking), và được coi là một biến dạng nhận thức do ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và hành vi.
“Catastrophic thinking” có nghĩa là “suy nghĩ thảm khốc”, dùng để diễn tả trường hợp bạn luôn nghĩ đến những hướng diễn biến tồi tệ của một vấn đề. Đôi lúc, những suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành vi của bạn, khiến bạn muốn bỏ cuộc và không c̣n động lực theo đuổi những giá trị trong cuộc sống.
Theo tờ Medical News Today, hiện tượng này có thể do 3 nhóm nguyên nhân chính:
1. Sự mơ hồ: những tin nhắn từ sếp vào cuối tuần như “Thứ 2 lên văn pḥng gặp chị” có thể khiến bạn có một cuối tuần thật tồi tệ dù chưa biết đó là tín hiệu tiêu cực hay tích cực.
2. Giá trị: trong một mối quan hệ hoặc những t́nh huống mà bạn coi trọng, những suy nghĩ tiêu cực sẽ dễ xuất hiện trong tâm trí của bạn hơn v́ bạn đặt quá nhiều hy vọng vào việc này.
3. Nỗi sợ: khi bạn đang mang trong ḿnh một nỗi sợ, những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện là một điều không quá khó hiểu. Nỗi sợ này có thể rất khác nhau với mỗi người. Ví dụ một số người dễ lo sợ về các vấn đề sức khoẻ, một số khác lại lo sợ về tiền nong, công việc hơn…
Kiểu suy nghĩ này có phần tương đồng với thiên kiến tiêu cực ở chỗ tập trung vào kết quả xấu của mọi thứ. Nhưng nếu thiên kiến tiêu cực giúp bạn giảm thiểu khả năng đi chệch hướng, th́ suy nghĩ thảm khốc thường không lợi ích ǵ.
VietBF@sưu tập