Mọi người đều quan tâm đến sức khỏe và cố gắng duy tŕ những thói quen mà họ tin là lành mạnh. Tuy nhiên, có một số thói quen tưởng là tốt được nhiều người coi như "chân lư", điều hiển nhiên nhưng thực chất không những không có lợi mà c̣n âm thầm gây hại cho cơ thể.
Dưới đây là 3 thói quen tưởng chừng tốt nhưng lại là sai lầm phổ biến mà nhiều người vẫn vô t́nh mắc phải, bạn tham khảo nhé.
1. Trời lạnh nên đóng kín cửa để giữ ấm
Vào mùa đông, nhiều người nghĩ rằng đóng chặt cửa sổ để giữ ấm là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, việc này có thể biến ngôi nhà thành một "pḥng chứa khí độc".
Theo nghiên cứu, không gian kín khiến lượng oxy trong không khí giảm nhanh nhưng khí CO₂, vi khuẩn và bụi bẩn lại tăng lên. Lâu dần, môi trường kín như vậy có thể gây đau đầu, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tim mạch. Đặc biệt là khi nhà đông người th́ càng dễ trở nên ngột ngạt, dẫn đến cảm giác thiếu oxy rơ rệt, rất nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ.
Tóm lại, dù trời lạnh th́ cũng hăy cố gắng thông gió từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Khi thời tiết đẹp, mở cửa sổ để tăng lượng oxy trong nhà, giúp không khí trong lành hơn, đẩy lùi vi khuẩn và virus. Cân nhắc sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Việc thông gió thường xuyên không chỉ giúp nhà cửa thoáng mát mà c̣n nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Mùa đông ngâm chân nước càng nóng càng tốt
Ngâm chân vào mùa đông giúp cải thiện sức khỏe nhưng nhiều người cho rằng nước càng nóng th́ càng hiệu quả. Thậm chí, có người c̣n sử dụng nước sôi để ngâm chân, khiến da chân đỏ rát nhưng thực tế việc này có thể gây hại nghiêm trọng.
Ngâm chân với nước quá nóng có thể làm bỏng da, gây đỏ rát, phồng rộp. Trường hợp nặng hơn th́ khiến bạn bị bỏng nhiệt độ thấp, lớp mô dưới da bị tổn thương dù bề mặt da không có dấu hiệu rơ ràng. Đặc biệt, người cao tuổi có da mỏng và cảm giác nhiệt kém lại càng dễ bị tổn thương hơn.
Giải pháp đúng là khi ngâm chân, nên duy tŕ nhiệt độ nước từ 38°C - 43°C, vừa đủ ấm nhưng không gây khó chịu. Thời gian ngâm chỉ nên kéo dài 10 - 15 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu mà không gây hại cho da. Tránh ngâm chân ngay sau khi ăn hoặc khi cơ thể quá đói.
Ngâm chân đúng cách không chỉ giúp bạn thư giăn mà c̣n hỗ trợ lưu thông máu và giữ ấm cơ thể hiệu quả.
3. Ngủ trên giường cứng giúp giảm đau lưng
Có người bỏ cả nệm và chỉ nằm trên ván giường v́ nghĩ như vậy sẽ đỡ đau lưng. Song, giường cứng không giúp giảm đau lưng mà ngược lại có thể làm t́nh trạng tồi tệ hơn.
Cột sống của chúng ta có h́nh dạng “S” tự nhiên, nếu nằm trên một bề mặt quá cứng, phần lưng dưới sẽ bị treo lơ lửng, cơ bắp không thể thư giăn đúng cách. Điều này lâu dài có thể khiến đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống.
Nên chọn nệm có độ cứng vừa phải, giúp cột sống được nâng đỡ đồng đều và duy tŕ được đường cong tự nhiên của cơ thể. Đảm bảo cơ thể có thể tiếp xúc thoải mái với mặt nệm, giúp giảm áp lực lên lưng.
VietBF@ Sưu tập