Ông Biden đang tận dụng những tuần cuối của nhiệm kỳ để tăng hỗ trợ, giúp Ukraine củng cố vị thế trước khi ông Trump tiếp quản chính quyền.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/12/2024 công bố gói viện trợ tài chính và quân sự bổ sung gần 6 tỷ USD cho Ukraine, khi nhiệm kỳ của ông chỉ c̣n khoảng ba tuần.
Trong số này, gần 1,25 tỷ USD viện trợ quân sự sẽ được rút từ kho dự trữ của Mỹ. 1,22 tỷ USD đến từ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), trong đó Washington sẽ mua vũ khí từ các công ty để cung cấp cho Kiev. 3,4 tỷ USD c̣n lại là hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho Ukraine, đến từ Bộ Tài chính Mỹ.
"Bộ Quốc pḥng đang cung cấp hàng trăm ngh́n quả đạn pháo, hàng ngh́n rocket và hàng trăm xe bọc thép nhằm tăng cường sức mạnh cho Ukraine trước mùa đông. Theo chỉ đạo của tôi, Mỹ sẽ tiếp tục củng cố vị thế cho Ukraine trong cuộc chiến này trong thời gian c̣n lại của nhiệm kỳ", ông Biden nói.
Tổng thống Biden sẽ rời Nhà Trắng ngày 20/1, thời điểm ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức. Việc ông Biden rời nhiệm sở có thể đánh dấu sự kết thúc của cam kết hỗ trợ Ukraine mà Mỹ đưa ra giữa xung đột với Nga, theo giới quan sát.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng năm 2023. Ảnh: Reuters
Một trong lời cam kết táo bạo nhất trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là chấm dứt xung đột Ukraine, dù ông cùng đội ngũ cộng sự không cung cấp nhiều thông tin về kế hoạch đạt mục tiêu đó.
Hồi tháng 6, một số cố vấn của ông Trump cho biết Tổng thống đắc cử có thể sẵn ḷng tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine nếu Kiev đồng ư ngồi vào bàn đàm phán ḥa b́nh với Moskva. Các cố vấn h́nh dung cuộc đàm phán tiềm năng sẽ bao gồm điều kiện Ukraine phải nhượng lại phần lănh thổ mà Nga đang kiểm soát.
Sau khi ông Trump tái đắc cử hồi tháng 11, Kiev và nhiều đồng minh của họ ở châu Âu đă lo ngại khả năng tân lănh đạo Mỹ sẽ gây sức ép với Ukraine hơn là Nga để đạt thỏa thuận ngừng bắn. Những lựa chọn nội các của ông Trump cũng khiến truyền thông Nga lạc quan về điều này.
Margarita Simonyan, tổng biên tập kênh RT của Nga, đầu tháng này nhận xét một số lựa chọn nội các của ông Trump như Vivek Ramaswamy, đồng lănh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE), hay ứng viên giám đốc cơ quan t́nh báo quốc gia Tulsi Gabbard, là những gương mặt thân thiện mang lại cho Điện Kremlin "rất nhiều niềm vui".
Lo ngại chính quyền mới có thể đe dọa nỗ lực hỗ trợ Ukraine, ông Biden đă tận dụng những tuần cuối ở Nhà Trắng để tăng cường cung cấp viện trợ cho Kiev.
Ngày 2/12, Mỹ thông báo gói viện trợ quân sự 725 triệu USD cho Ukraine, gồm đạn dược, hệ thống tên lửa đất đối không cùng các vũ khí thiết bị khác. Lô viện trợ được cung cấp thông qua Quyền Điều chỉnh nguồn lực Tổng thống (PDA), cho phép Lầu Năm Góc nhanh chóng rút nguồn cung từ kho dự trữ của quân đội Mỹ để chuyển đến tiền tuyến ở Ukraine.
Mỹ ngày 7/12 cam kết viện trợ quân sự thêm cho Ukraine 988 triệu USD. Gói viện trợ gồm máy bay không người lái cùng đạn dược cho hệ thống pháo phản lực HIMARS. Lần này, viện trợ được gửi thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh cho Ukraine.
Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 12/12 tiếp tục thông báo gói viện trợ quân sự 500 triệu USD cho Kiev, gồm đạn pháo HIMARS, máy bay không người lái và xe thiết giáp.
Kể từ tháng 8/2022 tới tháng 12/2024, chính quyền ông Biden đă 55 lần kích hoạt PDA để gửi viện trợ cho Ukraine. Tính cả thông báo ngày 30/12, Mỹ đă cung cấp 65 tỷ USD viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát.
Chính quyền ông Biden gần đây cũng gỡ rào vũ khí cho Ukraine, cho phép nước này có thể sử dụng tên lửa tầm xa mà Mỹ viện trợ để tập kích mục tiêu quân sự nằm sâu hơn trong lănh thổ Nga. Lời kêu gọi của Ukraine trước đó nhiều lần bị từ chối v́ Mỹ lo ngại động thái gỡ rào vũ khí có thể khiêu khích Nga, kéo Washington lún sâu hơn vào xung đột và thậm chí châm ng̣i cho chiến tranh hạt nhân.
Ông Biden và các cố vấn cấp cao trong chính quyền tin tưởng rằng nỗ lực viện trợ của họ cùng với những hỗ trợ mạnh mẽ của châu Âu sẽ giúp cung cấp cho Ukraine đủ sức mạnh cần thiết để duy tŕ cuộc chiến trong một thời gian sau khi ông rời nhiệm sở.
"Tổng thống Biden đang t́m cách đưa Ukraine vào vị thế mạnh nhất có thể", Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nói.
Các nhà phân tích của Washington Post nhận định tương lai viện trợ an ninh từ Washington, nhà tài trợ hàng đầu của Ukraine, sau lễ nhậm chức của ông Trump là chưa chắc chắn. Cả ông Trump, Phó tổng thống đắc cử JD Vance và đồng minh thân cận Elon Musk đều hoài nghi về khả năng tiếp tục viện trợ cho Kiev.
Trong sự kiện vận động tranh cử ở Georgia hồi tháng 9, ông Trump từng phàn nàn rằng mỗi lần Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Mỹ, "ông ấy luôn nhận được 100 tỷ USD".
"Chúng ta sẽ mắc kẹt trong cuộc chiến này trừ khi tôi là tổng thống", ông nói khi đó.
Trước tương lai bấp bênh cho Ukraine, Keir Giles, thành viên cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Chatham House ở Anh, cho rằng ông Biden đang muốn làm hết sức có thể trước khi rời Nhà Trắng, bởi ông hiểu rơ rằng Kiev sẽ "chịu nhiều áp lực hơn Nga" khi ông Trump lên nắm quyền.
VietBF@sưu tập