Quan hệ t́nh dục không an toàn, quan hệ t́nh dục tập thể, không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ t́nh dục... là những lư do khiến bệnh giang mai gia tăng ở nhóm nam quan hệ đồng tính (MSM).
Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa 2 Trà Anh Duy (Trung tâm Sức khỏe nam giới Men's Health) cho biết, giang mai là bệnh lây truyền từ người sang người qua đường t́nh dục do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Bệnh có thể gây tổn thương ở da, niêm mạc, nếu không được điều trị có thể gây tổn thương các tổ chức và cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương, khớp, tim mạch và thần kinh.
Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, ở ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ. Nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển là 37 độ C. Xà pḥng và các chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút. Xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người lành qua đường quan hệ t́nh dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng.
Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh giang mai có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ mang thai.
Bác sĩ Duy trong quá tŕnh thực hiện xét nghiệm
"Trong năm qua số ca mắc bệnh giang mai đến khám tại trung tâm tăng khoảng 20-30%. Bệnh nhân mắc bệnh giang mai chủ yếu là nhóm đối tượng quan hệ đồng tính nam (MSM), số ít khác là nam giới quan hệ t́nh dục không an toàn (quan hệ t́nh một đêm, quan hệ với gái mại dâm...)", bác sĩ Duy chia sẻ.
Theo bác sĩ Duy, nguyên nhân khiến số ca mắc giang mai cũng như các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục gia tăng ở nhóm đồng giới nam là do quan hệ t́nh dục không an toàn, quan hệ tập thể (như ở chợ t́nh...), sử dụng chất kích thích... Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiểu sai vấn đề là dùng Prep dự pḥng HIV sẽ an toàn nên khi quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên việc dùng Prep th́ chỉ dự pḥng mỗi HIV, c̣n các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục vẫn bị lây khi không dùng biện pháp bảo vệ.
Biện pháp điều trị dự pḥng
Bác sĩ Duy cho biết, việc điều trị giang mai dựa trên triệu chứng và xét nghiệm xác định giang mai. Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh phù hợp cho người bệnh theo hướng dẫn. Tuy nhiên, phần lớn bệnh giang mai không có triệu chứng hoặc triệu chứng không quá rầm rộ nên người bệnh không nhận biết kịp thời để đi khám bệnh.
Hiện nay, thế giới đang triển khai biện pháp điều trị dự pḥng nhiễm trùng lây truyền đường t́nh dục (STI) như giang mai, chlamydia, lậu bằng liệu pháp doxy-PEP (Doxycycline Post-Exposure Prophylaxis) trên những đối tượng nguy cơ.
Tuy nhiên Doxy-PEP không hiệu quả 100% và không có hiệu quả đối với tất cả các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục. Đối với nam giới và người chuyển giới nữ có nguy cơ mắc STI đă tham gia chăm sóc sức khỏe t́nh dục định kỳ, doxy-PEP giúp giảm khả năng mắc STI hơn 50%.
"Gang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn và tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau. Hiện nay thế giới có xu hướng điều trị dự pḥng giang mai sau phơi nhiễm bằng liệu pháp Doxy-PEP. Nhưng điều quan trọng của việc pḥng ngừa là giảm nguy cơ mắc bệnh STI thông qua thực hiện t́nh dục an toàn, có ư thức và hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, đường lây, biến chứng, cách pḥng bệnh, lợi ích của việc xét nghiệm và điều trị sớm đặc biệt nhóm nguy cơ cao (gái mại dâm, nam quan hệ t́nh dục đồng giới). Nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm giang mai hoặc có những dấu hiệu cảnh báo, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt", bác sĩ Anh Duy khuyến cáo.
VietBF@sưu tập