Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có chuyến công du tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Chuyến thăm này được xem là động thái cuối cùng của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm thúc đẩy kết nối với hai đồng minh chủ chốt ở khu vực Đông Bắc Á với nhiều sắc màu mục đích.
Trong thời điểm rất nhạy cảm hiện nay, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đang được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi. Với sứ mệnh khẳng định lại liên minh vững chắc Mỹ - Nhật - Hàn, chuyến thăm lần này của ông Blinken có đạt được kết quả như kỳ vọng hay không, là câu hỏi được dư luận đặt ra.
Chuyến công du nhiều mục đích
Chuyến thăm Hàn Quốc của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, v́ vậy nó đă thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, không chỉ tại Hàn Quốc mà c̣n các nước có liên quan, trong đó có Nhật Bản.
Đây là chuyến thăm đặc biệt bởi v́, nếu chỉ là một hoạt động ngoại giao thông thường, nó sẽ không được tiến hành khi nước chủ nhà đang ở trong hoàn cảnh rối ren chưa từng có. Dư luận và giới quan sát đánh giá, chuyến thăm này có nhiều mục đích. Trong đó, mục đích đầu tiên là duy tŕ, bảo vệ ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á. Cho dù là chính quyền nào th́ vấn đề này vẫn được coi là ưu tiên số 1.Mục đích thứ hai là vấn đề bảo vệ an ninh của nước Mỹ từ xa. Năm 2024 vừa qua chứng kiến một năm căng thẳng chưa từng có trên Bán đảo Triều Tiên trong suốt hơn 70 năm qua, kể từ khi chiến tranh Triều Tiên tạm ngưng vào năm 1953. Trong khi CHDCND Triều Tiên không ngừng thúc đẩy các chương tŕnh phát triển hạt nhân – tên lửa, trong đó có một vụ phóng tên lửa được cho là siêu vượt âm có thể chọc thủng tất cả các lưới đánh chặn hiện nay vào hôm 6/1, ngay khi ông Blinken đang có mặt tại Hàn Quốc, việc khẳng định lại tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật - Hàn cùng việc tăng cường khả năng răn đe là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ.
Một mục đích nữa cũng đă được đặt lên bàn nghị sự trong các cuộc tiếp xúc song phương Mỹ - Hàn và Mỹ - Nhật là vấn đề hợp tác kinh tế bao gồm cả song phương lẫn đa phương. Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn là những đối tác kinh tế hàng đầu của Mỹ, do đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dưới bất cứ chính quyền nào. Đây vẫn sẽ được coi là trọng tâm hợp tác. Giới quan sát cũng cho rằng chuyến thăm c̣n là cơ hội để Hàn Quốc và Nhật Bản gửi đến nước Mỹ những thông điệp về quan hệ đồng minh trong tương lai. Những thông điệp này được coi là tiền đề cho quan hệ Mỹ - Nhật – Hàn dưới thời ông Donald Trump.
Ảnh hưởng tích cực
Có ư kiến cho rằng, chuyến thăm của ông Blinken chỉ là thủ tục ngoại giao cuối cùng từ phía chính quyền của Tổng thống Joe Biden đối với các đồng minh và ít có ảnh hưởng tới cục diện khu vực, nhưng cũng có ư kiến cho rằng nhận định này là phiến diện. Các nhà phân tích chính trị Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng chuyến thăm có ư nghĩa quan trọng, góp phần duy tŕ sự ổn định trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn và Mỹ - Nhật – Hàn, cũng như sự cân bằng tại khu vực Đông Bắc Á – địa bàn được coi là có tính chiến lược đối với mọi quốc gia. Trên thực tế, có nhiều động thái trong chuyến thăm đă chứng minh những nhận định này. Nếu theo thông lệ ngoại giao, trong các chuyến thăm chính thức nước ngoài của lănh đạo các nước, thông thường chỉ có một cuộc hội đàm chính thức giữa những người đồng cấp, c̣n với cấp cao hơn, hoặc khác lĩnh vực, sẽ chỉ là một cuộc chào xă giao hoặc tiệc lễ tân.
Thế nhưng, khi ở Hàn Quốc, ngoài hội đàm chính thức với Ngoại trưởng Hàn Quốc, ông Binken c̣n tiếp xúc sâu với Chủ tịch Quốc hội nước này. Tại đây, phía Hàn Quốc cho biết sẽ sớm cử một đoàn nghị sĩ sang Mỹ để giải thích về t́nh h́nh Hàn Quốc hiện nay, đồng thời khẳng định lại quan điểm coi trọng quan hệ với Mỹ của phía Hàn Quốc. Theo các nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, việc một ngoại trưởng nước ngoài đến thăm trụ sở Quốc hội và tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội nước này là điều chưa từng có từ trước đến nay.
C̣n tại Nhật Bản, ngoài hội đàm chính thức với người đồng cấp Iwaya Takeshi, ông Blinken c̣n có cuộc hội đàm riêng rẽ với Thủ tướng Ishiba Shigeru, với nhiều chủ đề “nóng” như: tương lai quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, tương quan lực lượng tại khu vực Đông Bắc Á, quan hệ kinh tế song phương, các cuộc xung đột hiện nay trên thế giới... Nh́n từ những động thái này, giới quan sát cho rằng, thông qua việc giải tỏa những bất an của các đồng minh về chính sách mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, hoạt động của Ngoại trưởng Binken đă góp phần tạo tiền đề cho Mỹ tăng cường sự hiện diện và sức ảnh hưởng tại khu vực trong thời gian tới.
Tương lai khó lường
Trong bối cảnh chỉ c̣n chưa đầy hai tuần nữa là Tổng thống đắc cử Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, nhân chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken, giới quan sát cũng đặt câu hỏi: Liệu những nỗ lực củng cố liên minh Mỹ - Nhật - Hàn của chính quyền ông Joe Biden có tiếp tục được thúc đẩy với chính quyền Donald Trump 2.0 hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời đối với cả các chính trị gia, quan chức ngoại giao, giới phân tích chính trị Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi v́, những thông tin đến thời điểm này đều khiến mọi giới của 2 nước không thể đoán định được chính sách của ông Trump sẽ ra sao. Càng gần đến thời điểm nhậm chức, ông Trump lại càng có nhiều những tuyên bố gây lo ngại cho đồng minh, đối tác, cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao lẫn an ninh - quốc pḥng.
Về an ninh – quốc pḥng, từ trước khi vừa đắc cử, ông Trump đă có lần bóng gió rằng có thể Mỹ sẽ không bảo vệ các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong trường hợp các nước này bị Nga tấn công. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có tâm lư tương tự với các nước thành viên NATO, khi ngay bên cạnh những nước này là CHDCND Triều Tiên với hoạt động phát triển mạnh mẽ hạt nhân – tên lửa. Đặc biệt, hiện nay nước Mỹ và chính quyền mới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về cạnh tranh địa chính trị, tương tự như thời Chiến tranh lạnh, khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề di cư, kinh tế - xă hội trong nước... việc ông Trump có tiếp tục duy tŕ chính sách bảo vệ Nhật Bản một cách đầy đủ theo đúng tinh thần Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ hay không là một câu hỏi lớn với Nhật Bản.
Gần đây nhất, trong một cuộc họp báo vừa diễn ra hôm 7/1 tại Florida, ông Trump nhấn mạnh, các nước thuộc NATO cần nâng ngân sách nhà nước cho quốc pḥng lên 5% chứ không phải chỉ là 2% như mục tiêu hiện nay. Yêu cầu này được coi là sự cự tuyệt gần như chắc chắn về việc Mỹ sẽ hỗ trợ chi phí quốc pḥng cho các đồng minh, mà Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy rằng không phải là thành viên NATO, nhưng chưa chắc đă là ngoại lệ.
Có một động thái khác cho thấy dường như Nhật Bản đă lường đến khả năng không được Mỹ bảo vệ. Đó là việc thủ tướng Nhật Bản Ishiba đă từng đề cập việc xây dựng một liên minh quân sự tại châu Á, với tên gọi “NATO phiên bản châu Á”, ngay khi vừa đắc cử chức Chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản. Từ các góc nh́n trên, các nhà phân tích chính trị cho rằng tương lai gần của liên minh Mỹ - Nhật – Hàn là “khó lường”.
|
|