Theo tờ Nature, các nghiên cứu mới đây cho biết việc cho trẻ em tham gia các hoạt động chơi mang tính mạo hiểm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ em tham gia các hoạt động chơi mang tính mạo hiểm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa: nature.com
"Chơi mạo hiểm" được định nghĩa là những h́nh thức vui chơi thú vị, hấp dẫn có yếu tố không chắc chắn và nguy cơ gặp chấn thương nhẹ. Điều quan trọng cần phân biệt là "mạo hiểm" khác với "nguy hiểm", tức là những t́nh huống mà trẻ chưa đủ khả năng nhận biết hoặc xử lư.
Theo Ellen Sandseter, nhà tâm lư học tại Đại học Queen Maud (Na Uy), trẻ em cần được tự do khám phá giới hạn của bản thân. Nghiên cứu cho thấy việc chơi mạo hiểm giúp trẻ phát triển khả năng đánh giá không gian, phối hợp vận động, chịu đựng sự bất định và tăng sự tự tin.
Một nghiên cứu tại Bỉ cho thấy chỉ cần cho trẻ 4-6 tuổi có 2 giờ chơi mạo hiểm mỗi tuần trong 3 tháng đă giúp các em cải thiện đáng kể kỹ năng đánh giá rủi ro so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, hoạt động này c̣n giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng phục hồi và các kỹ năng xă hội như hợp tác, đàm phán và đồng cảm.
Vai tṛ của người lớn không phải là thúc đẩy trẻ mạo hiểm mà là tạo môi trường thuận lợi và quan sát từ xa. Theo Helen Dodd, nhà tâm lư học trẻ em tại Đại học Exeter (Anh), việc chơi phải do trẻ tự chủ động và thích làm. Người lớn chỉ nên đứng bên cạnh động viên nhẹ nhàng khi cần thiết.
Các chuyên gia khuyến nghị: "Trẻ em cần được an toàn ở mức cần thiết, không phải ở mức tối đa có thể". Điều này đ̣i hỏi sự thay đổi từ thái độ của phụ huynh đến cách thiết kế sân chơi, chính sách trường học và quy hoạch đô thị. Mặc dù c̣n nhiều rào cản, việc tạo điều kiện cho trẻ em được chơi mạo hiểm một cách an toàn là điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
VietBF@ sưu tập