Theo giới chức thành phố New York, các khoản thu phí tắc nghẽn giao thông mặc dù thấp hơn so với mức thu ban đầu nhưng có thể giúp huy động khoảng 15 tỷ USD trái phiếu để nâng cấp hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Thành phố New York chính thức trở thành địa phương đầu tiên của Mỹ thực hiện kế hoạch thu phí tắc nghẽn giao thông, với khu vực áp dụng bao gồm Lower và Midtown Manhattan. Đây được kỳ vọng là một bước tiến trong nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí tại thành phố đông dân nhất của Mỹ. Tuy nhiên, xung quanh chính sách này vẫn c̣n nhiều câu hỏi đặt ra về tính khả thi cũng như lợi ích thực sự đối với người dân.
Trả phí dựa theo loại xe, thời gian và cách thanh toán
Theo Cơ quan Quản lư giao thông vận tải đô thị New York (MTA), với chương tŕnh thu phí tắc nghẽn giao thông, các phương tiện vào khu vực giảm tắc nghẽn sẽ phải trả phí dựa trên loại xe, thời gian trong ngày và cách thức thanh toán.
Khu vực giảm tắc nghẽn là khu vực trong thành phố nơi thu phí đối với các phương tiện để giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm. Xe chở khách và xe thương mại loại nhỏ, xe tải, xe buưt và xe máy đi vào khu vực giảm ùn tắc sẽ tính phí một lần mỗi ngày. Trong khi đó, hành khách sử dụng taxi và xe cho thuê (tự lái) sẽ tính phí theo mỗi chuyến đi đến hoặc từ khu vực này.
Cụ thể, từ 5h sáng đến 9h tối các ngày trong tuần và từ 9h sáng đến 9h tối cuối tuần, mức phí dao động từ 9 đô la đến hơn 21 USD. Mức phí này giảm xuống c̣n khoảng 2 USD cho ô tô qua đêm, cùng các khoản chiết khấu được tự động áp dụng cho những người đă trả phí cầu và đường hầm vào thành phố. Mức phí sẽ được điều chỉnh tăng vào năm 2028 và 2031 khi các cơ quan quản lư loại bỏ dần mức chiết khấu 40% được áp dụng ban đầu.
Việc thu phí ước tính sẽ giúp giảm 80 ngh́n phương tiện vào Khu vực Giảm ùn tắc mỗi ngày. Dự kiến, kế hoạch này sẽ đem lại nguồn thu 1 tỷ USD mỗi năm, được dùng để đóng góp vào quỹ của MTA nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Cơ quan quản lư Giao thông Vận tải Đô thị (MTA) cho biết khoản phí này không chỉ giảm lưu lượng giao thông, mà c̣n cải thiện chất lượng không khí, hỗ trợ các dự án cải thiện giao thông công cộng như xe buưt, tàu điện ngầm và đẩy nhanh thời gian phản ứng của các phương tiện khẩn cấp như xe cứu thương và xe cứu hỏa.
Kế hoạch thu phí được hoạch định từ những năm 1930
New York đă nghiên cứu các giải pháp để giảm bớt tắc nghẽn giao thông từ rất lâu. Các kế hoạch nhằm giảm lưu lượng xe cộ tại các khu thương mại trung tâm và tăng phí cầu đường vào Manhattan đă có từ những năm 1920-1930. Quyết định thu phí thường niên đầu tiên đối với cư dân thành phố này được thông qua tháng 6 năm 1933 nhưng sau đó đă bị lănh đạo thành phố kế nhiệm hủy bỏ.
Từ những năm đó cho đến nay cũng đă có hàng loạt các đề xuất liên quan đến việc thu phí tắc nghẽn giao thông tại New York để giảm bớt mật độ xe cộ lưu thông nhưng đều bị bác bỏ hoặc không nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Cuối cùng, Chính quyền thành phố New York đă thông qua thực hiện việc thu phí tắc nghẽn giao thông, bắt đầu từ Chủ nhật tuần trước, bất chấp vẫn c̣n nhiều tranh căi, ví dụ như vẫn c̣n khoảng 10 đơn kiện về quyết định này.
Quay trở lại quyết định thu phí tắc nghẽn của thành phố New York, có thể nói rằng quyết tâm của thành phố xuất phát đầu tiên từ các thiệt hại do tắc đường gây ra và t́nh trạng tắc đường đến mức không thể chấp nhận được.
Theo báo cáo Bảng điểm giao thông toàn cầu năm 2023 của Inrix, thành phố New York là khu vực đô thị tắc nghẽn nhất thế giới năm thứ hai liên tiếp trong gần 1000 thành phố toàn cầu. Đứng tiếp theo trong danh sách là Mexico City tại Mexico và thành phố London của Anh, Paris của Pháp. Thiệt hại do tắc nghẽn giao thông khiến New York thiệt hại khoảng 9,1 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2022 và tính trung b́nh th́ một người lái xe qua thành phố New York sẽ mất hơn 100 giờ mỗi năm do tắc đường.
Một lư do quan trọng khác có thể là việc nếu không áp dụng được quy định thu phí trong thời điểm này th́ sau khi Tổng thống Trump chính thức lên nắm quyền lại càng khó có thể thực hiện. Quyết định thu phí tắc nghẽn giao thông hiện vẫn đang bị nhiều nghị sỹ Cộng ḥa của bang New York và lân cận như New Jersey phản đối. Tổng thống đắc cử Trump đă tuyên bố sẽ xóa bỏ chương tŕnh thu phí này khi ông nhậm chức nhưng cho đến nay vẫn chưa rơ có thực hiện hay không.
Ông Trump, chủ sở hữu của tháp Trump, nằm trong khu vực thu phí cho rằng việc này sẽ khiến thành phố gặp bất lợi so với các thành phố khác, các doanh nghiệp sẽ rời đi. Thủ tục hủy bỏ thu phí cũng khó khăn hơn trong trường hợp các nguồn thu đă được sử dụng cho các dự án của Cơ quan Quản lư giao thông vận tải đô thị New York.
V́ lợi ích của đa số người dân
Để đưa ra quyết định thu phí, giới chức thành phố New York đă tổ chức nhiều phiên điều trần công khai, tổ chức lấy ư kiến của dư luận ví dụ như đăng công báo về quyết định thu phí trong ṿng 30 ngày, đăng công báo về mức phí tắc nghẽn trong ṿng 60 ngày... việc tổ chức điều trần công khai và lấy ư kiến của người dân cũng nhằm tạo điều kiện để giải đáp thắc mắc và t́m ra giải pháp hỗ trợ tối ưu cho người tham gia giao thông bị thu phí khi vào trung tâm.
Để hỗ trợ cho người tham gia giao thông, đặc biệt là những người thường xuyên đi lại tại khu vực thu phí. Cụ thể hơn, thành phố sẽ giảm 40% cho tất cả các loại phí cầu đường, và giảm tới 75% trong thời gian ban đêm. Đối với những người thường xuyên lái xe vào khu vực thu phí, tính ở mức 5 ngày/tuần th́ mức giảm 40% có thể giúp tiết kiệm được khoảng 1.500 USD mỗi năm. Ngoài ra, một số tài xế đủ điều kiện sẽ nhận được thêm chiết khấu, tín dụng và miễn trừ, chẳng hạn như chiết khấu theo khối lượng thu nhập thấp hoặc miễn trừ khuyết tật đủ điều kiện.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, theo giới chức thành phố New York, các khoản thu phí mặc dù thấp hơn so với mức thu ban đầu nhưng có thể giúp huy động khoảng 15 tỷ USD trái phiếu để nâng cấp hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Việc cải thiện hệ thống đường xá, mạng lưới tàu điện ngầm, mở rộng mạng lưới xe buưt ra các khu vực ngoại ô, bổ sung hàng trăm xe buưt điện mới, cải thiện chất lượng không khí cộng đồng… sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân New York và các khu vực lân cận.
Ngoài ra, đây có thể là những lợi ích lâu dài hơn và theo giới chức thành phố, cần tính toán đến lợi ích của nhiều người hơn là lợi ích của một số ít người. Theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu dịch vụ cộng đồng Community Service Society, đối với cư dân các vùng ngoại ô New York, chỉ có khoảng 4%, gần 130.000 người thường xuyên lái xe vào khu vực trung tâm làm việc. Trong số nhóm cư dân thu nhập thấp nhất, chỉ có khoảng 2% phải trả phí tắc nghẽn. Ngược lại, có tới 57% cư dân tất cả khu vực ngoại ô và 61% nhóm thu nhập thấp nhất sử dụng phương tiện công cộng là chính đi làm việc tại trung tâm.
Tín hiệu tích cực ban đầu nhưng vẫn cần thời gian
Theo truyền thông Mỹ, những người dân chịu ảnh hưởng từ quyết định thu phí có rất nhiều cách thức phản đối khác nhau. Nhiều người tuyên bố sẽ rời khỏi thành phố New York để chuyển đến khu vực khác sinh sống và làm việc. Một số người khác chọn giải pháp tiêu cực như che biển số hoặc sửa biển số để tránh bị thu phí.
Chỉ trong hai ngày sau khi thực hiện thu phí, cảnh sát New York đă phạt hơn 200 người, bắt giữ 3 người và tịch thu hơn 20 phương tiện. Trong số các phiếu phạt có khoảng hơn 80 lỗi do biển số sai quy định hoặc bị sửa chữa, ví dụ như có số hoặc chữ cái bị cạo hoặc sơn đè lên với mục đích trốn trả phí.
Cho đến nay, kết quả giảm bớt t́nh trạng ùn tắc giao thông tại New York đă có một số diễn biến tích cực. Theo các số liệu đầu tiên được công bố sau 3 ngày thực hiện, t́nh trạng ùn tắc giao thông có dấu hiệu giảm bớt ở một số khu vực, thời gian đi qua các đường hầm và cầu để vào trung tâm giảm khoảng 5-10 phút so với trước khi áp dụng thu phí. Tuy nhiên, mật độ lưu thông lại có xu hướng gia tăng trên các đoạn đường không thu phí xung quanh khu vực trung tâm.
Về nguy cơ tắc nghẽn giao thông lan sang các khu vực lân cận khi thành phố New York áp dụng thu phí gần như là không có khả năng xảy ra. Việc áp dụng thu phí và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng sẽ thúc đẩy người dân tăng cường sử dụng xe buưt, tàu điện ngầm để đi vào trung tâm thành phố, giảm bớt lượng xe ô tô cá nhân tham gia giao thông. Ngoài ra, chỉ trong trung tâm thành phố mới có mật độ dân cư cao, lưu lượng giao thông lớn, đồng thời cũng không thể mở rộng địa giới được v́ nằm giữa hai con sông lớn. Đối với các vùng ngoại ô và nếu mở rộng sang bang lân cận như New Jersy th́ mật độ dân cư rất thấp, diện tích đất đai lại tương đối lớn nên khó có thể xảy ra ùn tắc mức độ rộng.
|
|