Nhiều gia đ́nh giàu có lo ngại thế hệ con cái kế thừa chưa đủ sẵn sàng để quản lư khối tài sản hàng triệu USD hoặc kế nhiệm doanh nghiệp gia đ́nh.Trong 2 thập kỷ tới, công ty nghiên cứu tài chính Cerulli Associates ước tính rằng thế hệ Baby Boomer (sinh từ 1946-1964) và thế hệ Silent (sinh từ 1928-1945) sẽ chuyển giao khoảng 84,4 ngh́n tỷ USD tài sản cho các thế hệ trẻ.
Cuộc chuyển giao tài sản khổng lồ này đang mở ra cả cơ hội lẫn thách thức khi khối tài sản từ các thế hệ lớn tuổi được chuyển cho con cháu thuộc thế hệ Millennial (sinh từ 1981-1996) và Gen Z (sinh từ 1997-2012).
Tuy nhiên, việc giúp thế hệ trẻ chuẩn bị sẵn sàng tiếp quản khối tài sản khổng lồ này không hề đơn giản, nhất là khi đó là những tài sản lên đến hàng triệu USD hoặc một doanh nghiệp đa quốc gia.
Theo báo cáo Global Entrepreneurial Wealth Report, được công bố vào tháng 9/2023, của HSBC Global Private Banking, hơn 1/3 các doanh nhân sở hữu khối tài sản lớn cho biết họ có kế hoạch rút lui khỏi vị trí lănh đạo trong ṿng 5 năm tới.
Cuộc khảo sát được thực hiện với các doanh nhân sở hữu ít nhất 2 triệu USD tài sản tại Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Thụy Sĩ, UAE, Anh và Mỹ.
Trong số này, hơn 50% mong muốn chuyển giao doanh nghiệp cho các thành viên trong gia đ́nh, đặc biệt là nhóm sở hữu khối tài sản từ 10 triệu USD trở lên, Fortune đưa tin.
Thách thức chuyển giao tài sản
Giống như các cuộc chuyển giao tài sản khác, vấn đề kế nhiệm vẫn là thách thức lớn. Nhiều doanh nhân bày tỏ sự lo ngại về việc con cái của họ có đủ năng lực để tiếp quản công việc kinh doanh hoặc quản lư tài sản một cách có trách nhiệm hay không.
Cụ thể, 1/3 số người được khảo sát cho rằng các thế hệ sau thiếu tinh thần làm việc chăm chỉ. Ngoài ra, những mối bận tâm như sự thiếu hứng thú với công việc gia đ́nh, thiếu kiến thức và kỹ năng điều hành doanh nghiệp cũng được nhắc đến.
Một số người c̣n lo lắng rằng con cái họ sẽ chọn con đường sự nghiệp độc lập, rẽ hướng khỏi công việc kinh doanh gia đ́nh để tự khẳng định bản thân trong lĩnh vực mới.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều gia đ́nh trẻ hứng thú hơn với các mô h́nh kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế số, thay v́ những ngành truyền thống. Điều này khiến nhiều doanh nhân thuộc thế hệ trước lo lắng", Russell Prior, Giám đốc quản lư tài sản gia đ́nh và cố vấn chiến lược tại HSBC Global Private Banking, chia sẻ.
Báo cáo cũng cho thấy 7/10 doanh nhân cho rằng năng lực kế thừa của thế hệ tiếp theo là yếu tố quyết định thời điểm họ rút lui khỏi công ty.
Tuy nhiên, ẩn sau những lo ngại về khả năng tiếp quản của thế hệ trẻ, theo Prior, c̣n là nỗi sợ hăi khi phải "buông tay". Hơn 20% người sở hữu tài sản từ 10 triệu USD trở lên thừa nhận họ chưa có kế hoạch chuyển giao tài sản cho thế hệ kế thừa.
'Liệu pháp gia đ́nh'
Để hỗ trợ quá tŕnh chuẩn bị cho cuộc chuyển giao tài sản, các tổ chức tài chính như HSBC đang tổ chức những sự kiện đặc biệt, tạo không gian cho các gia đ́nh trao đổi và trang bị kiến thức cho thế hệ kế cận.
Tại đây, các cặp cha-con, mẹ-con và cả những buổi riêng dành cho con cái đều được thiết kế nhằm giúp thế hệ tiếp theo hiểu rơ về tài sản thừa kế và kế hoạch kế nhiệm. Đa phần người tham gia là các “hậu duệ” thuộc thế hệ Millennial và Gen Z.
Các buổi gặp mặt tạo cơ hội cho các gia đ́nh hiểu rơ hơn về quá tŕnh chuyển giao tài sản, bắt đầu các cuộc tṛ chuyện với con cái về kỳ vọng của họ đối với việc thừa kế và liệu họ đă sẵn sàng tiếp quản công việc kinh doanh của gia đ́nh hay chưa.
Thế hệ kế thừa cũng được đào tạo về các khía cạnh kỹ thuật trong quản lư tài sản. Họ sẽ được giới thiệu các kiến thức cơ bản về đầu tư, t́m hiểu về các cơ hội khởi nghiệp cũng như hoạt động thiện nguyện.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng tạo cơ hội cho những người thừa kế trẻ tuổi kết nối với những người đồng trang cũng tiếp quản khối tài sản kếch xù từ cha mẹ.
Chưa rơ các sự kiện này có thực sự giúp giải quyết những vấn đề như sự né tránh của thế hệ trước, tinh thần làm việc của thế hệ sau hay sự thiếu hứng thú với công việc gia đ́nh hay không. Tuy nhiên, theo Prior, việc phớt lờ không phải là giải pháp lâu dài.
“Chuyển giao tài sản là điều không thể tránh khi ai đó qua đời. Song, việc bạn có chuẩn bị cho điều đó hay không là một lựa chọn", ông nói.
|