Báo Der Spiegel của Đức đưa tin, Thủ tướng Olaf Scholz đang tŕ hoăn phê duyệt gói viện trợ quân sự bổ sung, trị giá 3 tỷ Euro của nước này cho Ukraine, bất chấp áp lực từ Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc pḥng.
Theo báo Der Spiegel, Chính phủ Đức đang tranh căi gay gắt về gói viện trợ được đề xuất cho Ukraine. Gói viện trợ này có thể bao gồm các vũ khí pḥng không và pháo binh tiên tiến, được bà Baerbock và ông Pistorius coi là rất quan trọng đối với Ukraine để kiềm chế sự tiến công của Nga trên tiền tuyến.Ngoại trưởng Annalena Baerbock và Bộ trưởng Quốc pḥng Boris Pistorius của Đức được cho cũng đang lo ngại về sự không chắc chắn của việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ Kiev sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 tới đây. Hai bộ trưởng Đức đặt mục tiêu thúc đẩy đề xuất viện trợ bằng cách yêu cầu ủy ban ngân sách của Quốc hội chi ngoài kế hoạch,
Báo Đức nhận định, ông Scholz đă phản đối đề xuất trên v́ một số lí do. Trước hết, ông không muốn buộc chính phủ liên bang tương lai phải đối mặt với “sự đă rồi" về viện trợ cho Ukraine. Ngoài ra, Văn pḥng thủ tướng Đức tin Kiev vẫn c̣n đủ tiền từ các cam kết viện trợ trước đó của Berlin. Trong khi đó, các thành viên đảng Dân chủ Xă hội (SPD) của ông Scholz tiết lộ, thủ tướng có thể tránh bất kỳ đợt chuyển giao vũ khí mới nào trong chiến dịch tranh cử v́ lo ngại điều đó có thể khiến cử tri xa lánh.
Theo đài RT, tranh căi diễn ra sau sự sụp đổ của liên minh đèn cầm quyền ở Đức hồi tháng 11 năm ngoái do một số bất đồng, bao gồm cả vấn đề viện trợ cho Ukraine. Một cuộc bầu cử bất thường đă được lên lịch tổ chức vào ngày 23/2.
Đức là một trong những nước ủng hộ then chốt cho Ukraine kể từ khi xung đột Moscow – Kiev bùng phát hồi cuối tháng 2/2022, với cam kết hỗ trợ tổng cộng khoảng 28 tỷ Euro. Tuy nhiên, Berlin đă quyết định cắt giảm viện trợ quân sự cho Kiev vào năm 2025 xuống c̣n 4 tỷ Euro, giảm mạnh so với mức 7,5 tỷ Euro của năm trước. Ông Scholz cũng miễn cưỡng chấp thuận việc chuyển giao tên lửa tầm xa Taurus cho quân đội Ukraine, viện dẫn lí do điều này có thể làm leo thang sự thù địch và khiến Đức trở thành bên trực tiếp tham gia xung đột.
|