Hôi miệng, khó thở khi nằm thẳng hay đau hông khi đi bộ có thể là những triệu chứng cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tim mạch.
Người có vấn đề tim mạch sẽ thường thấy khó thở khi nằm ngửa nhưng cải thiện khi ngồi dậy. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Biết các dấu hiệu của bệnh tim có thể cứu một người khỏi đối mặt với t́nh trạng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Dưới đây là một số dấu hiệu "âm thầm" cảnh báo căn bệnh này mà nhiều người thường bỏ qua.
Khó thở khi nằm thẳng
Theo AARP, nếu thấy khó thở khi nằm ngửa nhưng thường cải thiện khi ngồi dậy, bạn có thể bị tích tụ dịch trong phổi, dấu hiệu của suy tim. "Khi bạn nằm thẳng, thể tích máu sẽ được phân phối lại. Tim có thể gặp vấn đề khi bơm lượng máu bổ sung này, dẫn đến t́nh trạng khó thở tăng lên do lượng dịch trong phổi tăng lên", TS Jim Liu, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio (Mỹ), cho biết.
Ngáy ngủ cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Rối loạn hô hấp khi ngủ, chẳng hạn ngưng thở khi ngủ, có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, dẫn đến bệnh tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 40-80% người ở Mỹ mắc bệnh tim cũng bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Ngưng thở khi ngủ có thể làm bệnh tim trầm trọng hơn và càng làm t́nh trạng này nặng hơn.
Hôi miệng
Hôi miệng là do vi khuẩn không được kiểm soát gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua chảy máu hoặc nướu răng bị bệnh. T́nh trạng này có thể gây viêm, tắc nghẽn động mạch, bệnh tim và đột quỵ.
Đau chân hoặc/và hông khi đi bộ
Đau phần thân dưới có thể là do chấn thương, viêm khớp hoặc đang bị ốm, nhưng cũng báo hiệu các vấn đề về tuần hoàn ở chân do bệnh động mạch ngoại biên. Nếu các động mạch lớn ở chân bị tắc nghẽn, động mạch nhỏ hơn ở tim cũng tương tự.
Đau liên quan đến tuần hoàn thường xảy ra khi bạn tập thể dục và kết thúc khi bạn dừng lại (sự tắc nghẽn hạn chế lượng oxy đến các cơ). Khi dừng đi bộ, bạn không cần nhiều oxy và cơn đau sẽ biến mất.
Mắt cá chân bị sưng
Khi tim không bơm máu hiệu quả, chất lỏng có thể làm sưng cả hai chân. Sưng cũng xảy ra khi tĩnh mạch ở chân không thể đưa chất lỏng trở lại tim. Trong các trường hợp liên quan đến suy tim, sưng thường xảy ra ở cả hai chân. Sưng ở một chân có thể là do cục máu đông hoặc nhiễm trùng.
Tiểu đêm
Thức dậy để đi tiểu không chỉ do uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Tim không khỏe sẽ bơm ít máu hơn đến thận, có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng và sưng mắt cá chân và chân. Khi đi ngủ, trọng lực sẽ dẫn lưu chất lỏng ở chân trở lại tim. Thận có nhiều chất lỏng hơn để lọc, làm tăng nhu cầu đi tiểu.
Đi tiểu đêm có thể tăng theo tuổi tác, đặc biệt là ở nam giới có tuyến tiền liệt to và phụ nữ có vấn đề về tiểu không tự chủ. Nhưng việc thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi tiểu là điều đáng lo ngại, đặc biệt là nếu kết hợp với mắt cá chân bị sưng.
Vấn đề về t́nh dục
Theo TS Michael Blaha, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Pḥng ngừa Bệnh tim mạch Ciccarone thuộc Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), bệnh tiểu đường hoặc căng thẳng mạn tính có thể gây ra rối loạn cương dương (ED) ở nam giới, nhưng đây cũng là dấu hiệu của bệnh tim đang tiến triển. Nguyên nhân là các mạch máu khó giăn nở và co bóp đúng cách, làm giảm lưu lượng máu đến tim và dương vật.
Các vấn đề về lưu lượng máu không chỉ giới hạn ở nam giới. Đối với phụ nữ, các dấu hiệu bệnh tim có thể bao gồm khô âm đạo và thiếu ham muốn t́nh dục. Rối loạn chức năng nội mô dẫn đến các mạch máu kém đàn hồi hơn, làm suy yếu lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục.
VietBF@ sưu tập