Khám phá này không chỉ làm sáng tỏ bí ẩn về Vạn Lư Trường Thành mà c̣n cho thấy sự thông minh trong kiến trúc quân sự của người xưa.
Phát hiện đột phá về ẩn môn trên Vạn Lư Trường Thành
Theo Sohu và Sina, vào đầu tháng 7 năm 2023, nhóm nghiên cứu do giáo sư Trương Ngọc Khôn thuộc Học viện Kiến trúc, Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) chỉ đạo đă công bố phát hiện ra cánh cửa và lối đi bí mật (c̣n được gọi là ẩn môn và bí đạo) trên Vạn Lư Trường Thành.
H́nh ảnh của Vạn Lư Trường Thành. (Ảnh: Sohu)
Được biết, ẩn môn và bí đạo nằm trên đoạn Trường Thành được xây từ thời nhà Minh ở Tần Hoàng Đảo (Hà Bắc, Trung Quốc). Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học t́m được bằng chứng thực tế về công tŕnh pḥng thủ của Vạn Lư Trường Thành có nhiều nét tương tự như một số thiết kế kiến trúc quân sự từng được miêu tả trong sách “Mặc Tử” từ hơn 2000 năm trước.
Giáo sư Trương Ngọc Khôn, chuyên gia nghiên cứu hệ thống pḥng thủ Trường Thành, giải thích: "Trường Thành không chỉ đơn thuần là 'một bức tường' như mọi người vẫn nghĩ". "Ẩn môn" là những cửa nhỏ, thấp được xây dựng ở những đoạn khuất, hướng ra ngoài quan ải, đóng vai tṛ như lối đi bí mật dựa trên địa thế và nhu cầu quân sự. Những "bí đạo" ít người biết đến này đă từng đóng vai tṛ quan trọng trong lịch sử."
Công nghệ hiện đại hỗ trợ nghiên cứu
Cũng theo các nhà khoa học, trước đây, nghiên cứu về ẩn môn ở Trung Quốc c̣n rất hạn chế. Việc phát hiện ra hệ thống ẩn môn này là nhờ dự án thu thập "h́nh ảnh ba chiều toàn cảnh Vạn Lư Trường Thành" do nhóm nghiên cứu của Đại học Thiên Tân khởi động vào cuối năm 2018.
H́nh ảnh của ẩn môn nh́n được chụp lại từ máy bay không người lái. (Ảnh: Sohu)
Nhóm đă sử dụng máy bay không người lái (drone) bay ở độ cao cực thấp, chụp ảnh toàn bộ Vạn Lư Trường Thành thời Minh với độ phân giải centimet, không bỏ sót bất kỳ khu vực nào, thu được hơn 2 triệu bức ảnh, tạo thành nguồn tư liệu quư giá cho nghiên cứu.
Qua nghiên cứu tỉ mỉ, nhóm phát hiện việc bố trí ẩn môn trên Trường Thành rất linh hoạt. Theo trang tin Hoa Xă, các nhà nghiên cứu đă xác định được 220 ẩn môn c̣n sót lại ở Vạn Lư Trường Thành được xây từ thời nhà Minh. Họ đă tiến hành phân tích h́nh ảnh của chúng và khảo sát thực địa ở một số địa điểm. Họ nhận thấy mỗi ẩn môn đều được thiết kế phù hợp với địa h́nh địa phương, kết cấu cũng khác nhau tùy theo nhu cầu, mỗi cái đều độc nhất vô nhị. Quan trọng hơn, nghiên cứu lần này c̣n phát hiện ra di tích gọi là "đột môn", loại ẩn môn bí mật nhất.
Một số h́nh ảnh của ẩn môn do drone chụp lại. (Ảnh: Sohu)
Phát hiện này đă chứng tỏ ẩn môn không chỉ ẩn chứa nhiều bí mật của Trường Thành mà c̣n thể hiện trí tuệ kiến tạo của người xưa.
"Đột môn" - vũ khí bí mật và minh chứng cho sự giao lưu văn hóa
Đột môn là lối ra bí mật nhất trong hệ thống ẩn môn. Mặt hướng về phía địch được ngụy trang bằng gạch, c̣n mặt hướng về phía ta th́ rỗng. Kẻ địch từ bên ngoài không thể nào phân biệt được vị trí đột môn. Khi cửa ải chính gần đó bị tấn công hoặc gặp t́nh huống khẩn cấp khác, binh lính có thể phá vỡ đột môn từ bên trong như đập vỡ vỏ trứng, thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ.
Sự tồn tại của ẩn môn cũng thể hiện tính mở trong thiết kế của Vạn Lư Trường Thành ở một góc độ khác. Ẩn môn chủ yếu là đường giao lưu hai bên, chứng minh Trường Thành không hoàn toàn đóng kín mà được mở một cách có trật tự. Ví dụ, theo ghi chép chính thức thời nhà Minh, chính quyền cho phép các bộ lạc du mục qua lại giữa Thanh Hải và Hà Sáo để chăn thả gia súc thông qua ẩn môn. Một số ẩn môn thậm chí có thể vừa được hai con ngựa đi qua cùng lúc đă chứng minh điều này.
VietBF@ sưu tập