Tháng trước, Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Meta, đă mời một số giám đốc điều hành chính sách và truyền thông hàng đầu cùng thảo luận về cách tiếp cận của công ty đối với các bài phát biểu trực tuyến. Vị CEO này đă quyết định thực hiện những thay đổi sâu rộng sau khi đến thăm Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Mar-a-Lago vào Lễ Tạ ơn. Chúng cần được hiện thực hóa thành chính sách, ngay bây giờ.
Trong vài tuần tiếp theo, Mark Zuckerberg và nhóm của ḿnh đă thảo luận về cách thực hiện điều đó trong các cuộc họp Zoom. Một số cấp dưới phải từ bỏ nghỉ lễ để đi làm, trong khi Zuckerberg cân nhắc lại chuyến đi về nhà của ḿnh ở Vùng Vịnh San Francisco và đảo Kauai.
Đến ngày đầu năm mới, Zuckerberg đă sẵn sàng công khai những thay đổi. Toàn bộ quá tŕnh này rất bất thường bởi trước đây, Meta thường thay đổi các chính sách quản lư ứng dụng bằng cách mời nhân viên và các nhà lănh đạo khác cùng tham gia. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng thường mất nhiều tháng, song CEO Meta đă biến nỗ lực này thành cuộc dài nước rút kéo dài vỏn vẹn 6 tuần.
Vào thứ Ba, 72.000 nhân viên Meta được thông báo về kế hoạch của Zuckerberg. Gă khổng lồ của Thung lũng Silicon cho biết họ đang cải tổ các phát ngôn trên ứng dụng bằng cách nới lỏng hạn chế về cách mọi người bàn luận về các vấn đề xă hội gây tranh căi, chẳng hạn như nhập cư, giới tính và t́nh dục. Chương tŕnh kiểm tra thực tế bị hủy bỏ, trong khi nội dung chính trị được chèn thêm vào nguồn cấp dữ liệu của mọi người.
Trong những ngày kể từ đó, động thái trên nhận được sự hoan nghênh từ ông Trump, nhưng đổi lại, là sự chế giễu từ các nhóm điều tra và nhà nghiên cứu thông tin sai lệch. Họ lo ngại những thay đổi này sẽ khiến nhiều người bị quấy rối trực tuyến và ngoại tuyến hơn nữa.
Bên trong Meta, phản ứng bị chia rẽ mạnh mẽ. Một số nhân viên ăn mừng, trong khi số khác bị sốc và công khai chỉ trích. Nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy xấu hổ khi làm việc cho Meta.
Janelle Gale, phó chủ tịch phụ trách nhân sự, cho biết trong một bài đăng nội bộ rằng Meta có kế hoạch tập trung vào cách áp dụng các thông lệ công bằng và nhất quán nhằm giảm thiểu sự thiên vị cho tất cả mọi người. Tại Nhà Trắng vào thứ sáu, Tổng thống Biden nói với các phóng viên rằng quyết định ngừng kiểm tra thông tin trên Facebook và Instagram là đáng xấu hổ.
Trong các cuộc phỏng vấn, hơn một chục nhân viên, giám đốc điều hành và cố vấn Meta mô tả sự thay đổi trên là phục vụ cho mục đích kép. Nó định vị Meta cho bối cảnh chính trị của thời điểm này, với quyền lực bảo thủ đang lên ngôi ở Washington khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Hơn thế nữa, những thay đổi này phản ánh quan điểm cá nhân của ông Zuckerberg về cách một công ty trị giá 1,5 ngh́n tỷ USD nên được điều hành.
Ông Zuckerberg, 40 tuổi, thường xuyên nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp, bao gồm Marc Andreessen, nhà đầu tư mạo hiểm kiêm thành viên hội đồng quản trị Meta, về những lo ngại rằng những người theo chủ nghĩa tiến bộ đang kiểm soát ngôn luận. Tất cả thúc ép ông can thiệp mạnh mẽ vào việc kiểm soát diễn ngôn.
Trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương tŕnh podcast Joe Rogan vào thứ sáu, Zuckerberg cho biết đă đến lúc quay lại với sứ mệnh ban đầu bằng cách trao cho mọi người quyền chia sẻ. Ông nói ḿnh đă bị chính quyền ông Biden và giới truyền thông gây áp lực phải kiểm duyệt quá nhiều nội dung.
Joel Kaplan được thăng chức lên làm người đứng đầu chính sách công toàn cầu để thực hiện các thay đổi và thắt chặt mối quan hệ của Meta với chính quyền Trump sắp tới. Vị trí này thay thế Nick Clegg, người đă xử lư các vấn đề chính sách và quy định trên toàn cầu cho Meta kể từ năm 2018.
Có thể thấy giới doanh nhân Mỹ đang chạy đua lấy ḷng ông Trump. Từ Meta, McDonald's và đến Phố Wall, các ông chủ này không chờ đến lễ nhậm chức ngày 20/1 để bắt đầu thích nghi với những quan điểm được ưa chuộng trong “vũ trụ Trump 2.0”. Các cuộc chạy đua đến Mar-a-Lago dùng bữa tối với Tổng thống đắc cử đă phát triển thành loạt động thái chính sách đánh dấu bước thay đổi đáng kể trong giới kinh doanh.
“Tất cả mọi người đều muốn làm bạn với tôi”, Tổng thống đắc cử Trump tháng trước viết, khi các lănh đạo doanh nghiệp vội vă xếp hàng tới để gặp ông.
“Chúng tôi đang theo dơi chặt chẽ, và nếu lần này Mark Zuckerberg làm bất cứ điều ǵ bất hợp pháp, ông ấy sẽ phải ngồi tù suốt quăng đời c̣n lại”, ông Trump từng viết trong một chú thích cáo buộc nhà sáng lập Meta chỉ đạo Facebook chống lại ông trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2020.
Các công ty t́m kiếm ủng hộ từ Tổng thống đắc cử có rất nhiều động lực để làm điều này. Ngay cả những lănh đạo doanh nghiệp từng phản đối ông Trump cũng phải thừa nhận rằng lời hứa cắt giảm các quy định và thuế quan sẽ mang lại động lực tốt cho ḿnh.
“Doanh nghiệp Mỹ đang nh́n thấy một cơ hội”, Jonathan Johnson, cựu giám đốc điều hành nhà bán lẻ trực tuyến Overstock, cho biết. “Tổng thống đắc cử Trump tự coi ḿnh là người dàn xếp các thỏa thuận hơn là một chính trị gia và điều đó tạo được tiếng vang tốt với các giám đốc doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ư ông Trump và các giám đốc điều hành đang ở “giai đoạn trăng mật”, nhưng điều này hoàn toàn có thể thay đổi khi ông nhậm chức và thực hiện chương tŕnh nghị sự. Giới CEO vẫn có thể buộc phải lên tiếng nếu ông Trump làm điều ǵ đó thách thức pháp quyền hoặc khiến các doanh nghiệp không thể hoạt động.
VietBF@ Sưu tập
|