Viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm thanh quản, không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời dễ lan xuống đường hô hấp dưới, gây viêm phế quản, viêm phổi.
Đường hô hấp trên gồm mũi, xoang, hầu họng và thanh quản - các cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm. Viêm đường hô hấp trên thường gặp như viêm mũi xoang, viêm hầu họng, viêm thanh quản... Triệu chứng phổ biến gồm sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng.
ThS.BS.CKI Hồ Văn Hữu, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người bệnh viêm đường hô hấp trên thường xem nhẹ t́nh trạng bệnh, tự mua thuốc hoặc không khám và điều trị kịp thời. Hệ hô hấp trên và dưới thông với nhau nên các tác nhân gây bệnh dễ lan xuống dưới hoặc cơ quan lân cận, gây viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. Người bệnh cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh nền như đái tháo đường, ung thư đang hóa xạ trị, hen phế quản, có thể dẫn tới suy hô hấp, viêm xoang biến chứng ổ mắt, tắc mạch xoang hang, áp xe họng...
Những ngày cuối năm, thời tiết TP HCM thay đổi đột ngột điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, theo bác sĩ Hữu. Người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người già, người bệnh mạn tính hoặc người mắc bệnh nền như hen suyễn, bệnh tim mạch, có nguy cơ cao biến chứng khi viêm đường hô hấp trên.
Đơn cử chị Lư, 22 tuổi, sốt, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, cách đây hai tuần. Chị tự mua thuốc uống song triệu chứng nặng dần. Khi sốt cao không hạ, khó thở, tức ngực, ho nhiều vào ban đêm, chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
Bác sĩ nội soi tai mũi họng cho chị Lư xác định viêm mũi xoang, viêm ṿm mủ, viêm họng sung huyết, viêm amidan hốc mủ, có hiện tượng viêm đường hô hấp lan rộng. Kết quả chụp X-quang ghi nhận mờ thâm nhiễm quanh rốn phổi hai bên và 1/3 dưới phổi.
Theo bác sĩ Hữu, chị Lư bị viêm phổi, biến chứng viêm mũi họng do không điều trị đúng cách. Bác sĩ kê thuốc điều trị và hẹn chị tái khám theo dơi. Sau hai tuần, người bệnh hết các triệu chứng, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Hữu nội soi họng cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Tương tự, bé Huyền, 7 tuổi, thường xuyên sổ mũi, đau họng, ho nhẹ mỗi khi thời tiết thay đổi. Tuần trước, khi con xuất hiện triệu chứng bệnh, mẹ bé Huyền cho con uống mật ong với chanh. Sau một tuần, bé ho nhiều hơn, có đờm, sốt cao, thở kḥ khè, gia đ́nh đưa đến Trung tâm Tai Mũi Họng kiểm tra. Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận niêm mạc họng đỏ, phù nề, nhiều dịch nhầy. Chụp X-quang cho thấy bệnh bé Huyền bị viêm phế quản cấp - hậu quả từ viêm mũi họng lan xuống.
Bác sĩ Hữu khuyến cáo người bệnh viêm đường hô hấp trên cần theo dơi, đi khám nếu triệu chứng kéo dài 3-5 ngày không bớt. Không tự ư mua thuốc ở ngoài và dùng liều của người bệnh khác, tuân thủ chỉ định bác sĩ. Duy tŕ môi trường sống sạch sẽ, tránh khói bụi và đảm bảo dinh dưỡng tốt giúp tăng cường miễn dịch. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lư. Tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm vaccine pḥng cúm và phế cầu. Phụ huynh cần theo dơi sát sao triệu chứng của trẻ để đưa đi khám kịp thời.
VietBF@sưu tập