Business Insider ngày 19/1 nhận định, Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới nhưng nước này đang gặp khó khăn trong việc đưa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất vào hoạt động. Điều này khiến Nga phụ thuộc vào hệ thống tên lửa cũ trong bối cảnh các cường quốc đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Theo tờ này, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat mới của Nga dường như đă gặp sự cố thảm khốc trong quá tŕnh thử nghiệm vào tháng 9/2024, khi h́nh ảnh vệ tinh cho thấy một miệng hố lớn xung quanh bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Plesetsk.
Theo Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), các cuộc thử nghiệm của RS-28 Sarmat đă bị tŕ hoăn nhiều lần.
Sarmat được thiết kế để thay thế tên lửa R-36 thời Liên Xô, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1988. NATO gọi tên lửa tầm xa này, đă được cải tiến qua nhiều năm, là SS-18 Satan. Nếu không có Sarmat mới, Nga phải dựa vào các tên lửa cũ nhưng điều đó không thể kéo dài vô thời hạn.
Nga sử dụng hệ thống tên lửa cũ
Việc tŕ hoăn thử nghiệm Sarmat, hoặc thậm chí hủy bỏ, có nghĩa là Nga sẽ phải tiếp tục sử dụng các hệ thống cũ khi các quốc gia như Trung Quốc triển khai ICBM DF-41 mới và Mỹ đẩy mạnh nâng cấp hệ thống ICBM của chương tŕnh Sentinel.
Chuyên gia công nghệ tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Timothy Wright cho biết R-36 "thực sự đă quá hạn sử dụng" nhưng Nga vẫn phải tiếp tục kéo dài thời gian sử dụng.
Vào đầu thế kỷ 21, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă tuyên bố hệ thống R-36 sẽ ngừng hoạt động vào năm 2007 nhưng gần hai thập kỷ sau, chúng vẫn được sử dụng.
"Các bộ phận sẽ bắt đầu hỏng vào một thời điểm nào đó," ông Wright nói, bổ sung rằng Nga có khả năng "phải bắt đầu loại bỏ các tên lửa hiện có, đưa chúng ra khỏi biên chế hoặc cho nghỉ hưu....".
Nga có các hệ thống ICBM khác nhưng R-36 mang tải trọng lớn nhất và có ư nghĩa chiến lược nhất. Sarmat, thay thế nó, cũng sẽ phải mang tải trọng đáng kể.
Hạn chế của Sarmat
Tiến sĩ Fabian Hoffmann tại dự án hạt nhân của Đại học Oslo cho biết vụ thử Sarmat gần đây nhất là "thảm khốc" khi vụ nổ đă không xảy ra.
Điều đó có nghĩa là một tai nạn bất ngờ đă xảy ra hoặc hệ thống đẩy bị lỗi, "lỗi rất thảm khốc", ông nói.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng những khó khăn của Nga có thể khiến nước này trở nên tuyệt vọng, dẫn tới càng nhiều vấn đề dễ xảy ra hơn.
Wright cho biết ông không cho rằng Nga sẽ hủy bỏ chương tŕnh tên lửa Sarmat. Theo ông, Tổng thống Putin đă quảng bá rất nhiều về hệ thống này.
"Khi ra mắt hệ thống vào năm 2018, ông Putin đă nhắc đến tất cả những lư do lư giải tại sao nó lại tuyệt vời đến vậy", Wright nhấn mạnh.
Nga cũng đă đổ rất nhiều tiền vào dự án này nên việc hủy bỏ càng trở nên khó chấp nhận. Nhưng sự chậm trễ lớn trong việc đưa Sarmat vào hoạt động có thể gây ra vấn đề cho Nga v́ chưa có loại tên lửa nào thay thế Sarmat.
"Sarmat được thiết kế để thực hiện một mục đích rất cụ thể, về cơ bản là mang theo rất nhiều đầu đạn", Wright cho biết hiện không có loại tên lửa thay thế tương đương nào trong kho vũ khí của Nga hoặc đang được chế tạo.
|