Tổng thống Donald Trump quyết giành lại Kênh đào Panama
Hôm 20/1, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ lấy lại Kênh đào Panama trong bài phát biểu nhậm chức cùng ngày.
Theo Reuters, tiếp tục lời đe dọa trước lễ nhậm chức về việc tái lập quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào, ông Trump một lần nữa cáo buộc Panama đă phá vỡ cam kết chuyển giao tuyến đường thủy chiến lược này vào năm 1999 và nhượng quyền khai thác kênh đào cho Trung Quốc.
"Chúng tôi không đưa nó cho Trung Quốc. Chúng tôi đă đưa nó cho Panama, và chúng tôi sẽ lấy lại", ông Trump nói.
Chính phủ Panama đă kịch liệt phủ nhận cáo buộc.
Ông Trump không đưa ra thêm chi tiết về thời điểm hoặc cách thức ông dự định thực hiện điều đó. Trước đó, Tổng thống đă từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự.
Tờ New York Times ngày 16/1 cho biết, những người từng làm việc trong chính phủ Mỹ cảnh báo rằng, tuyên bố kiểm soát kênh đào của ông Trump có thể khiến Panama xa lánh Mỹ và bắt tay với Trung Quốc, từ đó mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Mỹ Latinh.
Kênh đào Panama. Ảnh: Getty
Ramon Escobar, từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết: "Tuyên bố đe dọa của ông Trump có thể làm suy yếu sự sẵn sàng mở rộng quan hệ kinh tế với Mỹ của chính phủ Panama”.
Ông Escobar đánh giá, động thái của Tổng thống Trump "có thể sẽ đẩy Panama ra xa khi có cơ hội thực sự để đưa họ trở lại quỹ đạo của Mỹ".
Trung Quốc có lợi?
Mặc dù kênh đào được Mỹ xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng Panama đă tiếp quản lại toàn bộ quyền kiểm soát kênh đào vào năm 1999.
Ngày nay, kênh đào mang lại cho Panama tầm quan trọng chiến lược, đặc biệt đối với Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ ngày càng lo ngại về hai cảng biển nằm ở hai đầu kênh đào Panama. Trong nhiều thập kỷ, hai cảng biển này được điều hành bởi CK Hutchison Holdings có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc).
Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng, Phó giám đốc quản lư Kênh đào Panama Ilya Espino de Marotta nói: "Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng vệ tinh để quan sát những ǵ ra vào cảng. Kênh đào chạy dọc đất nước, hai bên bờ sông có quốc lộ, những ǵ xảy ra trên sông đều được công khai nh́n thấy".
Cựu Đại sứ Mỹ tại Panama John Feeley đánh giá, Tổng thống Trump đă nêu vấn đề nội bộ về Kênh đào Panama trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh, cho thấy rằng ông coi tuyến đường thủy này là một công việc c̣n dang dở.
Trong cuộc gặp vào tháng 6/2017 với Tổng thống Panama lúc bấy giờ là Juan Carlos Varela, Trump phàn nàn rằng Hải quân Mỹ đă trả quá nhiều tiền để đi qua kênh đào - khoảng 1 triệu USD mỗi năm, Feeley nói.
Nhưng ông Trump chưa bao giờ đề cập đến sự hiện diện của Trung Quốc tại Kênh đào Panama hoặc ảnh hưởng được cho là của nước này đối với kênh đào.
Trung Quốc đă cam kết đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Panama, bao gồm cả việc xây dựng một cây cầu bắc qua kênh đào, như một phần của Sáng kiến Vành đai, Con đường.
Feeley cho biết ông đă cố gắng thuyết phục các công ty Mỹ đấu thầu những dự án như vậy để chống lại Trung Quốc. Nhưng Đại sứ quán Mỹ ở Panama chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà Trắng trong việc thuyết phục các công ty Mỹ tham gia đấu thầu.
“Không phải là chúng ta thua Trung Quốc ở Mỹ Latinh. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta thậm chí không có mặt trên mặt trận thương mại”, Feeley nói.
Chính phủ các nước Mỹ Latinh như Panama cũng nói rằng khi họ mời thầu các dự án cơ sở hạ tầng đắt tiền, Mỹ thường không tham gia đấu thầu, buộc họ phải dựa vào các nước châu Âu hoặc Trung Quốc để hoàn thành dự án.
Julia De Sanctis, Chủ tịch Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Panama cho biết: “Mỹ không tham gia đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở đây, nhưng Trung Quốc th́ có".
Hiện Trung Quốc chưa lên tiếng về những thông tin liên quan.
VietBF@ Sưu tập