Nhang hiện đại thường làm từ máy móc, nhiều hóa chất, chất tạo màu đỏ chót, chất tạo mùi, ṿng thơm benzene khiến gia tăng nguy cơ nhiều loại bệnh tật, trong đó có ung thư phổi.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, việc đốt nhang hay c̣n gọi là dâng hương của người Việt sẽ diễn ra nhiều hơn, dày đặc hơn. Đây là một nét truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt.
Ảnh minh họa
Với người Việt, thắp nhang là phong tục mang nhiều ư nghĩa sâu sắc, được lan truyền qua bao đời mà không có dấu hiệu mai một. Con cháu thắp nhang để bày tỏ ḷng thành kính, nhớ thương với ông bà, tổ tiên. Nén hương cháy theo tàn lửa với mong muốn mang lời nguyện ước gửi trao tới người đă khuất.
Người xưa quan niệm, khói nhang thiêng liêng và mạnh mẽ hơn bất kỳ thứ ǵ. Tuy nhiên, không nhiều người đốt nhang hiểu được tác hại nguy hiểm của khói nhang đối với sức khỏe.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng khói nhang hiện nay đang là “sát thủ” của nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh ung thư.
Theo TS-BS Nguyễn Minh Đức - chuyên gia trong lĩnh vực ung thư học, giảng viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) nhang truyền thống thường làm thủ công từ vỏ cây, vỏ quả, thảo mộc ít hóa chất, nguồn gốc tự nhiên nhiều nên gần như không có hoặc rất ít sự gia tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tuy nhiên, hiện nay nhang hiện đại thường được làm từ máy móc, nhiều hóa chất, chất tạo màu đỏ chót, chất tạo mùi, ṿng thơm benzene nên làm gia tăng nguy cơ nhiều loại bệnh tật, nhất là bệnh ung thư phổi loại biểu mô vảy (squamous cell carcinoma). Nhang càng thơm tẩm ướp nhiều hóa chất th́ lại càng nguy hiểm.
Ngoài ra, khói nhang nhiều c̣n không tốt cho người có bệnh lư nền hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen; quá nhiều khói nhang làm cay mắt, chảy nước mắt rất khó chịu. Chen chúc nhau đốt nhang cả bó, loại to đùng dễ gây hỏa hoạn và nhiều khi làm cháy xém hoặc lủng lỗ quần áo người xung quanh do sơ ư.
Các chuyên gia y tế thừa nhận, đốt nhang là một nét văn hóa của người Á Đông, nên duy tŕ, nhưng người đốt nhang cần phải cân nhắc kỹ để có thể giảm tác hại, ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư từ khói nhang.
TS-BS Nguyễn Minh Đức khuyến cáo người đốt nhang không nên đốt loại nhang siêu to, siêu dài, siêu khổng lồ; sử dụng nhang ngắn cỡ 1 gang tay; đốt ở mỗi bàn thờ 1 cây nhang; mở cửa sổ hoặc thông gió tốt khi đốt nhang; không cắm nhang trực tiếp vào đồ ăn làm phần màu nhuộm chân nhang lan ra đồ ăn, không cắm nhang lên mâm ăn làm tàn nhang rơi vào đồ ăn.
Ngoài ra, người đốt nhang không nên dùng nhang có nhuộm màu vàng đỏ, nhũ kim tuyến, tránh loại có mùi hương ngào ngạt; người già, trẻ em, người đang mang thai và người bị bệnh nền nhiều, nhất là bị ung thư, th́ hạn chế tiếp xúc nhiều với khói nhang.