Theo như nhân dịp năm Ất Tỵ 2025 này, th́ hăy cùng nhau điểm lại câu chuyện và làm rơ hơn h́nh tượng nữ thần này nằm trong thần thoại Trung Quốc, khi có một nữ thần nửa người, nửa rắn được xem là một trong 3 vị thần thượng cổ vĩ đại nhất giúp tạo ra con người là nữ Oa là một trong những vị thần có ảnh hưởng nhất trong văn hóa Trung Quốc.
Rắn xuất hiện từ rất sớm trong nhiều huyền thoại và truyền thuyết trên khắp thế giới bởi v́ chúng sở hữu những đặc điểm độc đáo và bí ẩn kích thích trí tưởng tượng của con người. Rắn vừa là biểu tượng của trí tuệ và sự chữa lành cũng như hiện thân của cái ác và sự cám dỗ.
Loạt bài dài kỳ dịp này sẽ phân tích chi tiết 3 nhân vật thần thoại trong lịch sử Trung Hoa có mối liên hệ với loài rắn.
Trong văn hóa và tín ngưỡng Trung Hoa, Nữ Oa được xem là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt là một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. H́nh tượng Nữ Oa luôn gắn liền đầu người và thân rắn. Tam Hoàng và Ngũ Đế gắn liền với thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, ngay trước thời nhà Hạ. Mô tả về thời kỳ này mang tính truyền thuyết, huyền thoại nhiều hơn là thực tế lịch sử.
Nguồn gốc thần rắn Nữ Oa
Nữ Oa, vị thần rắn trong thần thoại Trung Hoa, được xem là một trong những biểu tượng đặc sắc nhất của văn hóa Á Đông. Xuất hiện từ thời xa xưa, Nữ Oa được mô tả là một vị nữ thần nửa người nửa rắn với thân dưới uốn lượn như loài rắn hoặc rồng. Những truyền thuyết về bà được lưu truyền qua các giai đoạn lịch sử, chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa bộ lạc, các nghi lễ tôn giáo và cả sự sáng tạo của các triều đại Trung Hoa.
Theo các tài liệu cổ, Nữ Oa là vị thần sáng thế, được nhắc đến từ thời kỳ đồ đá mới. Bà được coi là tổ tiên của loài người và là người đặt nền móng cho xă hội loài người.
Trong thần thoại Trung Hoa, bà cùng Phục Hy, người anh trai kiêm bạn đời, được tôn thờ như thần sáng tạo và bảo vệ nhân loại. Biểu tượng của hai vị thần này thường là h́nh ảnh hai con rắn quấn đuôi vào nhau, tượng trưng cho âm dương ḥa hợp và nguồn gốc của vạn vật.
Sở dĩ Nữ Oa có h́nh tượng nửa người nửa rắn được cho là bắt nguồn từ thời nhà Hạ - bộ tộc thống trị các vùng phía bắc của Trung Hoa cổ đại vào khoảng năm 2200 trước Công nguyên (TCN). Tục thờ rắn ở Trung Hoa giai đoạn này đặc biệt phổ biến.
Theo thời gian, rắn được xem như tiểu long (rồng nhỏ) và trở thành một trong những biểu tượng lâu đời nhất của văn hóa Trung Hoa.
Các câu chuyện thần thoại về Nữ Oa bắt đầu được ghi chép từ thời nhà Hán (206 TCN – 220) nhưng được truyền miệng trong dân gian từ trước đó rất lâu. Sau thời Tần Thủy Hoàng với các vụ đốt sách dẫn đến đứt găy văn hóa, các học giả thời Hán đă cố gắng khôi phục câu chuyện thần thoại Nữ Oa. Tất nhiên, các học giả cũng thêm thắt nét riêng vào những câu chuyện này.
Đắp đất tạo người
H́nh tượng thần rắn Nữ Oa. Ảnh minh họa.
Truyền thuyết việc Nữ Oa tạo ra loài người từ đất sét là một trong những câu chuyện hấp dẫn nhất trong thần thoại Trung Hoa. Ban đầu, thế giới không có con người và Nữ Oa cảm thấy cô đơn trong cảnh vật tĩnh lặng.
Trong khi suy nghĩ, Nữ Oa nh́n xuống dưới nước Hoàng Hà, mặt nước tựa như gương in bóng h́nh của bà. Nữ Oa ngộ ra thế giới thiếu h́nh “người” giống như bà. Bà đắp bùn của sông Hoàng Hà tạo ra một thân h́nh con người sau đó sử dụng pháp thuật để tạo h́nh bùn đất sét đó có sự sống thành con người thực thụ. Những sinh vật này nhanh chóng trở thành con người đầu tiên, gọi bà là "mẹ".
V́ phải tạo từng người một, công việc trở nên rất mệt mỏi, Nữ Oa nghĩ ra cách dùng dây thừng nhúng vào bùn rồi vẩy lên khắp nơi. Những giọt bùn khi rơi xuống biến thành người. Truyền thuyết kể rằng những người được nặn bằng tay là quư tộc, trong khi những người được tạo ra từ bùn là thường dân, phản ánh hệ thống phân tầng xă hội trong văn hóa cổ đại.
Ngoài việc sáng tạo con người, Nữ Oa c̣n lo lắng về tương lai. Để đảm bảo sự sinh sôi, bà tạo ra đàn ông và phụ nữ, đồng thời dạy họ cách yêu thương và kết hôn để duy tŕ ṇi giống. V́ vậy, Nữ Oa cũng được coi là vị thần của hôn nhân, sinh sản và sự sống.
Câu chuyện cũng phản ánh vai tṛ quan trọng của người phụ nữ từ thời xa xưa, khi con người c̣n sống theo chế độ mẫu hệ.
Luyện đá vá trời
Nữ Oa được coi là vị thần tạo ra con người trong văn hóa Trung Hoa.
Một trong những truyền thuyết nổi tiếng khác về Nữ Oa là câu chuyện bà vá trời sau một thảm họa kinh hoàng.
Cuốn “Sử kư” do sử gia Tư Mă Thiên thời nhà Hán biên soạn, kể câu chuyện Nữ Oa vá trời. Theo đó, thủy thần Cộng Công làm phản đem quân đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đă dẹp được phản loạn. Nhưng cuộc giao chiến khiến một ngọn núi vốn là cây trụ chống trời bị găy. Trụ trời bị sụp, nước của thiên hà rơi xuống trần gian.
Nữ Oa không nỡ chứng kiến cảnh con người diệt vong nên quyết tâm vá lại bầu trời. Bà thu thập năm loại đá màu sắc khác nhau, nung chảy chúng để vá lại lỗ hổng trên bầu trời. Bên cạnh đó, bà cắt chân của một con rùa khổng lồ để thay thế cột trụ chống trời đă găy. Nhờ những hành động phi thường này, bầu trời trở lại ổn định và con người được sống trong ḥa b́nh. H́nh ảnh rực rỡ nhiều sắc màu trên bầu trời ngày nay được xem là dấu tích từ những viên đá mà Nữ Oa sử dụng để vá trời.
Câu chuyện này có thể được hiểu là vào thời cổ xưa, con người phải chống chịu trước nhiều thảm họa tự nhiên giống như “bầu trời sụp đổ và lũ lụt tràn lan khắp nơi”. Nữ Oa chính là biểu tượng cho sự hi vọng và nỗ lực của con người trong việc đối phó thảm họa tự nhiên.
Sự thay đổi vai tṛ của Nữ Oa theo thời gian
Mối liên kết giữa Nữ Oa và Phục Hy là một khía cạnh quan trọng trong thần thoại Trung Hoa. Phục Hy - anh trai kiêm bạn đời của Nữ Oa, cũng là một vị thần sáng tạo. Ông được cho là người phát minh ra bát quái – nền tảng của Kinh Dịch, và các công cụ như lưới bắt cá, nhạc cụ. Hai vị thần này thường được khắc họa như một cặp đôi lư tưởng, cùng nhau mang lại trật tự và văn minh cho nhân loại.
H́nh ảnh hai con rắn đuôi quấn vào nhau không chỉ tượng trưng cho sự ḥa hợp giữa âm và dương, mà c̣n thể hiện mối quan hệ đối tác giữa hai vị thần trong việc kiến tạo thế giới. Tuy nhiên, sự kết hợp này cũng phản ánh sự chuyển đổi từ nền văn hóa mẫu hệ sang phụ hệ, khi vai tṛ của Nữ Oa dần bị giảm sút.
Theo trang mạng Acutonics, sự thay đổi này được ghi nhận rơ rệt nhất vào giai đoạn chuyển tiếp từ đầu thời nhà Hán sang cuối thời Hán. Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng nhiều cuộc chiến tranh mà chỉ những người đàn ông mạnh mẽ nhất mới có thể sống sót.
Tượng thần Nữ Hoa ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Sự kết hợp giữa Nữ Oa và Phục Hy được xem là tương tự như thần Zeus và Hera trong thần thoại Hy Lạp ở phương Tây, trong giai đoạn mà người phụ nữ không c̣n độc lập như trước. Edward S. Shafer (1973), một nhà Hán học nổi tiếng người Mỹ, nói: “Trong giai đoạn phong kiến ở Trung Hoa, đặc biệt là những ghi chép kể từ thời nhà Hán, nam giới được xem trọng hơn nữ giới và vai tṛ của Nữ Oa cũng dần bị giảm sút”.
Có thể nói, Nữ Oa không chỉ là một biểu tượng của sự sáng tạo mà c̣n đại diện cho ḷng nhân từ và sức mạnh của người phụ nữ trong văn hóa Trung Hoa. Bà không chỉ mang lại sự sống mà c̣n tái lập trật tự, bảo vệ nhân loại khỏi thiên tai và hỗn loạn. Trong một số truyền thuyết, bà c̣n được coi là người đặt ra các quy luật tự nhiên, như điều chỉnh mùa màng và thiết lập cân bằng giữa trời và đất.
Dù vai tṛ của Nữ Oa bị lu mờ dần qua thời gian, bà vẫn được tôn kính như một trong những vị thần sáng thế vĩ đại nhất. H́nh ảnh Nữ Oa vá trời, tạo người và bảo vệ nhân loại đă trở thành biểu tượng bất diệt trong văn hóa Trung Hoa, nhắc nhở chúng ta về sự hi sinh và sức mạnh phi thường.